Admin 09.07.2023
Ở thôn Phú Ân Nam, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có một gia đình cơ sở cách mạng đông con. Đó là gia đình má Phan Thị Dài. Người con gái lớn của má có tên khai sinh là Trần Thị Thơ. Nhỏ con, song cô rất lanh lẹn và hiếu động chẳng khác nào con trai.
Nhà nghèo, Thơ phải đi ở đợ từ năm 14 tuổi. Lớn lên, tham gia hoạt động, cô...
Admin 08.07.2023
Từ sau ngày Hiệp định Giơnevơ (7-1954) có hiệu lực, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền. Trong khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bắt đầu hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì nhân dân miền Nam bước vào cuộc đấu tranh mới đầy gian khổ, hy sinh. Thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, thực thi luật...
Admin 07.07.2023
Mỗi sáng đi làm, ngang qua vòm sấu xanh cổ thụ và cánh cổng vòm của Trại Bảo an binh (cũ) để vào cơ quan, tôi liên tưởng đến hình ảnh các nữ sinh Hà Nội áo dài trắng từ 76 năm trước, đến cổng này thuyết phục đội bảo an buông súng đầu hàng cách mạng. Một trong số những cựu nữ sinh ngày ấy là bà Phan Thị Phúc.
Trong không gian tĩnh lặng thoang thoảng mùi hương nguyệt quế, bà Phúc đã...
Admin 29.06.2023
18 tuổi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. 22 tuổi là Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 tại địa phương. Hai lần bị thực dân Pháp bắt giam, bị kết án khổ sai chung thân. Đại biểu Quốc hội các khóa I, II, III, IV, v.v… Đó là bà Ngô Thị Huệ, tên gọi thân mật là Dì Bảy, phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.
Bà Ngô Thị Huệ, phu...
Admin 27.06.2023
Hơn chục năm trước, trong quá trình đi tìm tư liệu về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, tôi xin gặp bà Ngô Thị Huệ (dì Bảy Huệ) phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại nhà riêng. Từ năm 22 tuổi, là Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, bà trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tại quận Châu Thành và thị xã Vĩnh Long. Trước khi nghỉ hưu, dì nguyên là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức Trung...
Admin 26.06.2023
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, sau những ngày ngắn ngủi được sống trong tự do và độc lập, nghe theo “tiếng kêu sơn hà nguy biến”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã anh dũng đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù xâm lược. Núp bóng quân Anh, thực dân Pháp ngang nhiên trở lại gây hấn, mở rộng chiếm đóng, hòng cướp nước ta một lần...
Admin 25.06.2023
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (1-1973), Đoàn Văn công Quân giải phóng (VCQGP) miền Nam được giao nhiệm vụ khẩn trương xây dựng một chương trình nghệ thuật tổng hợp phục vụ bộ đội và nhân dân vùng giải phóng. Trong đó có việc tổ chức biểu diễn đón tiếp cán bộ, chiến sĩ ta bị tù đày, được đối phương trao trả tại Lộc Ninh.
Trung tuần tháng 9-1973, nhận lời mời của Tư...
Admin 24.06.2023
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ở Nam Bộ có một nữ chỉ huy du kích cực kỳ dũng cảm, biết dựa hẳn vào dân, mưu trí đánh giặc, khiến kẻ thù khiếp sợ, đó là bà Hồ Thị Bi (Năm Bi), người con ưu tú của vùng đất Mười tám thôn Vườn Trầu và của miền Đông “gian lao mà anh dũng”. Bà là một trong hai nữ chỉ huy quân sự xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chân dung...
Admin 23.06.2023
Ấy là câu thơ trong bài “Đất quê ta mênh mông” nổi tiếng của nhà thơ Dương Hương Ly (Bùi Minh Quốc) thời chiến tranh, bài thơ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc làm rung động con tim của biết bao người. Nói về địa đạo thì trước tiên phải nói đến Củ Chi, nơi gắn liền với những kỳ tích của chiến tranh nhân dân thắng Mỹ. Địa đạo ở vùng “Đất thép Thành đồng” đã trở thành...
Admin 21.06.2023
Sinh trưởng trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, thân phụ của bác sĩ Nguyễn Hồng Giang là cụ Nguyễn Hải Thanh, nguyên Chính ủy Cục Quân y. Thuở nhỏ, bà thường được nghe cha mình kể về những tấm gương chiến đấu dũng cảm của các Anh hùng La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên... Đặc biệt là chuyện về bác sĩ Vũ Văn Cẩn - Cục trưởng Cục Quân y đầu tiên, sau này là bố chồng của Nguyễn...
Admin 19.06.2023
Bà Nguyễn Thị Thập sinh năm 1908 tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) trong một gia đình nông dân nghèo, đông con. Người cha đặt tên cho đứa con gái thứ mười là Nguyễn Thị Ngọc Tốt. Năm mười hai tuổi, Tốt đã mồ côi mẹ, gánh nặng gia đình đã sớm đè lên đôi vai của cô bé. Dù chẳng được học hành bao nhiêu nhưng cô bé rất mê say đọc sách. Sách vở đã hun...
Admin 18.06.2023
Đó là tên gọi thân thương mà cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 27 anh hùng (Đoàn Triệu Hải, Sư đoàn 320B) dành cho má Sáu Ngẫu. Tên khai sinh của má là Huỳnh Thị Sáu, quê ở xã Thuận Giao, quận Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương). Nhưng gần như cả đời người phụ nữ này gắn bó với xã An Thạnh (nay là phường An Thạnh, thị xã Thuận An), một...
Admin 17.06.2023
Đầu năm 1962, để mở rộng hành lang chiến lược quan trọng nối địa bàn nam Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ, khai thông đường Hồ Chí Minh từ Tây Nguyên vào Khu 6 và Nam Bộ, Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền quyết định thành lập Quân khu 10 (T10). Đây là tổ chức quân sự theo lãnh thổ được hình thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, bao gồm các tỉnh Bình Long, Phước Long, Lâm...
Admin 16.06.2023
Mỗi khi nói đến Đoàn Văn công Quân Giải phóng miền Nam (nay là Đoàn Văn công Quân khu 7), nhiều người vẫn thường nhắc đến một nữ diễn viên đa tài với tất cả tình cảm yêu mến, cảm phục, xen lẫn sự tiếc thương. Đó là chị Nguyễn Thị Kim Yến, người được sinh trưởng trong một gia đình trí thức lớn của đất nước. Chị là con thứ hai của Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, quê...
Admin 13.06.2023
Tính theo tuổi ta thì năm nay nữ Anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế đã sang tuổi 80, nhưng mọi người vẫn quen gọi bà là “O Huế” như thuở nào. O là nữ chiến sĩ Thanh niên xung phong của tuyến đường 12A rực lửa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. O Huế chính là cô gái xinh tươi ôm bó hoa rực rỡ đứng bên Bác Hồ đang tươi cười trìu mến, trong bức ảnh “Bác Hồ với TNXP” từng được in...
Admin 10.06.2023
Về quê hương địa đạo Củ Chi, ghé vào xã Phước Hiệp, thăm Nhà tưởng niệm Bà mẹ Việt Nam anh hùng - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Rành. Người dân quanh vùng thường gọi má bằng những cái tên thân thương: “Má Tám Rành”, “Bà mẹ Củ Chi”, “Bà mẹ Đất thép”, “Bà má Dũng sĩ”. Ngoài ra, do ghiền trầu từ thời trẻ, nên má còn được gọi là “Má Tám Trầu”.
Má...
Admin 09.06.2023
Trong dịp đi tìm tư liệu nhân kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, tôi ghé thăm công viên văn hóa Lê Thị Riêng, tọa lạc cạnh đường Cách mạng Tháng Tám, quận 10. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài một đường phố tên Lê Thị Riêng ở phường Bến Thành (quận 1), còn có trường học THCS mang tên chị ở quận 10…
Chị Lê Thị Riêng (1925-1968)
Chị Lê...
Admin 08.06.2023
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xã Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi) là nơi có phong trào du kích phát triển mạnh. Sinh trưởng trong một gia đình cách mạng, năm 13 tuổi, Võ Thị Trong (Tiệp, Sáu Trong) làm Đội trưởng Đội thiếu nhi ấp Phú Hòa. Khi giặc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, chị gia nhập Đội du kích ấp.
Tháng 2-1966, giặc Mỹ đánh phá ác liệt vùng Củ Chi, chúng dồn dân vào...
Admin 07.06.2023
Nằm về phía đông bắc Củ Chi, xã An Nhơn Tây là quê hương của chị Trương Thị Ngọc Anh (Trương Thị Huệ). Đây là một trong những địa phương có dân số vào loại đông nhất huyện Củ Chi, với những địa danh quen thuộc nổi tiếng khắp vùng như: Gót Chàng, Bến Mương, Bàu Đưng, Chợ Cũ, Xóm Thuốc, Xóm Chùa… Địa hình của xã chia làm hai vùng rõ rệt. Một bên là vùng đất thấp cặp theo sông...
Admin 04.06.2023
Trong thăm thẳm đêm trường nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và bàn tay chèo lái thần diệu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, cả dân tộc ta nhất tề vùng dậy làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 long trời lở đất, lật nhào ách thống trị của thực dân phong kiến. Từ kiếp “ngựa trâu”, người dân trên dải đất hình chữ S được ngẩng cao đầu làm chủ vận mệnh đất...
Admin 03.06.2023
Trên địa bàn phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, gần lối ra sân bay Tân Sơn nhất có đường phố mang tên Huỳnh Lan Khanh với nhiều biệt thự và cao ốc văn phòng. Tọa lạc ở cuối con đường này, có ngôi chùa Phổ Quang luôn dập dìu du khách lui tới viếng thăm, vãn cảnh. Ấy vậy, nhưng khi hỏi về danh tính của người được gắn biển tên đường phố này thì không phải ai cũng...
Admin 02.06.2023
Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ rung chuyển đất trời phương Nam, vang dội khắp cả nước, diễn ra vào nửa cuối tháng 11-1940, có một nữ Bí thư Quận ủy trẻ tuổi, từng là một nhà báo, người trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa ở quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đó là bà Nguyễn Thị Hồng, tên khai sinh là Hà Thị Lan.
Bà Nguyễn Thị Hồng (1915-1992)
Bà chào đời vào năm 1915 tại làng Vĩnh Kim, quận...