column_right getExtensions 1714932741-1714932741

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1714932741-1714932741

KÝ ỨC MÙA THU

KÝ ỨC MÙA THU

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:07-07-2023

KÝ ỨC MÙA THU

Mỗi sáng đi làm, ngang qua vòm sấu xanh cổ thụ và cánh cổng vòm của Trại Bảo an binh (cũ) để vào cơ quan, tôi liên tưởng đến hình ảnh các nữ sinh Hà Nội áo dài trắng từ 76 năm trước, đến cổng này thuyết phục đội bảo an buông súng đầu hàng cách mạng. Một trong số những cựu nữ sinh ngày ấy là bà Phan Thị Phúc.

Trong không gian tĩnh lặng thoang thoảng mùi hương nguyệt quế, bà Phúc đã tiếp chúng tôi, lịch thiệp và tinh tế. Bà từng là cán bộ của tổ chức UNESCO Việt Nam và là phu nhân của cố Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.

Mắt sáng, khuôn miệng tươi và giọng nói thanh trong, lưu dấu vẻ đẹp của cô thanh nữ Hà Thành xưa. Bà sinh trưởng trong gia đình quan lại có tiếng, thuộc dòng dõi cụ Phan Đình Phùng. Thân mẫu mất sớm, thân phụ bận việc công đường, từ nhỏ, bà Phúc ở với ông nội và chú ruột Phan Tư Nghĩa, một nhân sĩ trí thức yêu nước. Năm 15 tuổi, bà được người chú giao việc liên lạc với các cơ sở cách mạng trong nội thành Hà Nội. Bà cùng đội Thanh niên Cứu quốc (TNCQ) tham gia tuyên truyền trên các chuyến tàu điện để nhân dân hiểu và ủng hộ cách mạng.

Hoạt động bí mật dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, của Việt Minh, ngày 19-8-1945, sau khi cùng các đội viên TNCQ tỏa đi khắp ngả đường biểu tình giành chính quyền, bà Phan Thị Phúc cùng các nữ sinh khác được phân công vận động hàng binh. Một trong những mục tiêu quan trọng là Trại bảo an binh nằm trên phố Hàng Bài. Nơi đây có hàng ngàn lượt lính bảo an đồn trú, với đầy đủ vũ khí, một lực lượng quan trọng của địch ở Hà Nội lúc bấy giờ. Cổng trại khóa chặt, có hai lính gác. Bên ngoài có vài xe tăng Nhật canh chừng.

Bà Phan Thị Phúc tại buổi mít-tinh chống giặc dốt, giặc đói đầu năm 1946

Bà kể, anh Thái Hi đến gặp và bảo, các chị tổ chức lấy 10 người, vào Trại bảo an binh thuyết phục binh lính. Tôi lấy cái cọc màn để cắm cờ, đi đến đầu phố Tràng Tiền thì bị ngăn lại. Lòng vòng rồi cũng đến được nơi cần đến. Lính bảo an mở cửa ngách để đoàn vào gặp ông Quản Liên, một chỉ huy ở đó, ông cười bảo, chúng tôi đang chờ xem cách mạng tiếp quản như thế nào, ai ngờ lại là bốn cô thiếu nữ. Rồi ông ấy cho người dẫn chúng tôi mở kho súng để trang bị cho tự vệ ta.

Sau Cách mạng Tháng Tám, bà Phan Thị Phúc được cử tham gia thành lập Ủy ban hành chính lâm thời ở các khu phố. Và các thiếu nữ Hà thành lại hăng hái tham gia các hoạt động, đứng trước đám đông, kêu gọi người dân cùng đồng tâm chống giặc đói, diệt giặc dốt.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bà Phúc được lệnh rút về Sơn Tây. Cũng thời gian này, bà nhận được tấm ảnh mình đang phát biểu tại cuộc mít tinh, hàng ghế đầu có Cụ Hồ cùng các thành viên Chính phủ ngồi. Bức ảnh đã theo bà suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ, dù phải thường xuyên di chuyển để tránh sự truy lùng của giặc Pháp, song bà luôn giữ gìn như một báu vật. Bà cũng là một trong số ít những người từng nhiều lần được gặp Bác. Gần đây, nhiều bức ảnh quý về Bác Hồ đã được bà tặng lại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Bà kể, mình đứng từ xa nhìn thấy Bác Hồ nhiều lần lắm, nhưng có bốn lần được gặp Người. Ngày mới giành độc lập, các chị trong Đội phụ nữ Cứu quốc thành Hoàng Diệu được phân công phục vụ tiệc chiêu đãi của Chính phủ. Khi bà Phúc đang bày kẹo bánh, Bác Hồ đến và hỏi cháu năm nay bao tuổi, học lớp mấy. Bà thưa, dạ, cháu mới học hết năm thứ nhất Thành chung, nhưng cách mạng nổ ra nên cháu bỏ học. Người dặn, cháu phải học để phục vụ đất nước. Câu nói ấy của Bác khiến bà nhớ mãi, sau này dành cả đời học tập.

Bác Hồ trồng cây trong chuyến thăm Ấn Độ, bà Phúc (áo dài hoa) đứng sau

Theo lời Bác, bà Phúc học trung cấp dược, rồi tiếp lên bậc đại học. Người phụ nữ bé nhỏ ấy đã tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Vừa lo việc chuyên môn, vừa nuôi dạy ba con nhỏ khi chồng vắng nhà, bà tham gia các lớp học ngoại ngữ, văn hóa học… Buổi tối, bà phân cho mỗi con một chiếc hòm gỗ nhỏ kê làm bàn học và dặn ở nhà học bài để mẹ đi học. Sau khi về tiếp quản Thủ đô, bà làm Chủ nhiệm Khoa dược Bệnh viện Việt - Đức.

Trong thời gian Mỹ ném bom miền Bắc ác liệt, bệnh viện này nhận cấp cứu các thương binh nặng. Bà bám cơ quan, pha chế huyết thanh. Nghe còi báo động thì xuống hầm. Lúc này, ông Nguyễn Cơ Thạch tham gia đoàn đàm phán tại Paris. Các con của bà về sau, đều trở thành những nhà ngoại giao xuất sắc, trong đó có Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Bà kể hồi mới gặp ông Thạch ở tù ra, khô khan và nguyên tắc lắm. Bài hát duy nhất ông ấy thuộc là “Cùng nhau đi hồng binh”. Hạnh phúc thủa ban đầu của họ là những tháng ngày nếm mật nằm gai trên chiến khu, cùng động viên nhau vượt qua gian khó, cùng tham gia kháng chiến.

Về sau, do thường xuyên phải tháp tùng Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đi công tác nước ngoài với vai trò là phu nhân, bà chuyển về Bộ Ngoại giao từ năm 1979 đến khi nghỉ hưu năm 1993, đồng thời tham gia xây dựng tổ chức UNESCO tại Việt Nam. Với những tri thức đã lĩnh hội được và vốn ngoại ngữ tốt, bà nghiên cứu các tài liệu nước ngoài về kinh tế, quan hệ quốc tế rồi tóm tắt, trao đổi cùng chồng để hỗ trợ ông nắm bắt các xu hướng mới trên thế giới. Bà cũng là một trong những người đề xuất ý tưởng và hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đề nghị vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Danh nhân Văn hoá thế giới.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội đến thăm bà Phan Thị Phúc nhân kỷ niệm 75 năm CMT8 và Quốc khánh 2-9

Lúc chia tay, bà Phúc đem tặng cuốn sách vừa xuất bản. Bà trầm ngâm, từ hơn 400 đội viên, giờ đây Đội thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu ngày xưa chỉ còn lại trên dưới 30 người, đa phần đều tuổi cao sức yếu. Hà Nội là nơi khởi đầu quan trọng của Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, nên rất mong Thủ đô có một con đường mang tên Cách mạng Tháng Tám và một đài tưởng niệm mang tên Đài Độc lập.

PHẠM VÂN ANH

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:2
Trong ngày:23
Trong tuần:23
Trong tháng:8213
Cả năm:8213
Tổng lượt xem:8213