column_right getExtensions 1713586393-1713586393

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1713586393-1713586393

KHẮC GHI LỜI BÁC DẠY

KHẮC GHI LỜI BÁC DẠY

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:14-04-2023

KHẮC GHI LỜI BÁC DẠY

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ, giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền là kết quả của sự hội tụ những truyền thống văn hóa dân tộc; của tinh hoa văn hóa nhân loại, thông qua tư chất của một con người kiệt xuất. Sinh thời, Người có nhiều luận điểm quan trọng đề cao năng lực, bản lĩnh cũng như về sự tự tin, vượt khó của phụ nữ Việt Nam.

1. “Phụ nữ ta chẳng tầm thường. Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời”

Khi bàn về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh đánh giá một cách khách quan về khả năng, bản lĩnh của họ. Người nhìn nhận và tin tưởng vào khả năng của phụ nữ không chỉ trong phạm vi gia đình mà còn có khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội và họ hoàn toàn có đủ khả năng làm tốt các nhiệm vụ được giao.

2. “… Cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”

Hồ Chí Minh tự hào về phụ nữ dựng nước và giữ nước. Người viết: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân”; đồng thời, nhìn ra thế giới, cách mạng thành công đều phải có phụ nữ tham gia. Hồ Chí Minh chỉ rõ, cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ không thể giành được thắng lợi, nếu không có sự tham gia tích cực của phụ nữ.

3. “Tôi kính cẩn nghiêng mình trước các linh hồn liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc… Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội, và các bà mẹ cùng vợ con liệt sĩ mà trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc đang gánh một phần quan trọng"

Trong kháng chiến kiến quốc cũng như trong lao động, sản xuất, phụ nữ ta đã có nhiều đóng góp lớn lao. Bác Hồ biểu dương những tấm gương phụ nữ điển hình như chị Nông Thị Trưng (Cao Bằng), chị Mã Thị Phảy (Lạng Sơn); chị Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu… Những tấm gương của mẹ Suốt (Quảng Bình), mẹ Cán (Sơn La), mẹ Đích (Thái Bình) đã chịu đựng những mất mát đau thương góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

4. “… từ xưa đến nay, từ Nam đến Bắc, từ trẻ đến già, phụ nữ Việt Nam ta thật anh hùng"

Hồ Chí Minh khen ngợi: “Miền Nam anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm hàng vạn chiến sĩ toàn là phụ nữ. Họ rất mưu trí, dũng cảm làm cho địch phải khiếp sợ và gọi họ là “Đội quân tóc dài”. Người tự hào: “Phó tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng gái như vậy. Thật vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.

5. “… Có thể nói rằng ở Đông Nam Á, phụ nữ Bắc Việt Nam là người lao động cừ nhất”

Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, phụ nữ đã tích cực đóng góp công sức vào xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tham gia ngày càng đông và càng đắc lực trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hồ Chí Minh kết luận: “Sức lao động của phụ nữ ở đây thật lạ lùng… Họ thay thế công việc cho những trai tráng đi bộ đội, bất kỳ việc gì nặng nhọc đến mấy, họ cũng làm được”.

6. “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”

Trong thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, Bác Hồ khẳng định như vậy.

7. “Phải xoá bỏ cái tâm lý tự ti và ỷ lại; phải có ý chí tự cường, tự lập; phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hoá, kỹ thuật”

Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng muốn thành công nhất định phải giải phóng phụ nữ, phải tạo điều kiện cho họ phát triển bình đẳng với nam giới. Tuy nhiên, “đây là cuộc cách mạng to và khó”. Để thực hiện thành công cuộc cách mạng này, Người chỉ rõ, phụ nữ phải tự mình vươn lên, góp phần vào chữa bệnh thành kiến của người khác.

8. “…, chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh”

Để bình quyền với đàn ông, bên cạnh việc đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các bộ, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể, đơn vị phải chú ý đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện đưa phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động, nhất là lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở, phụ nữ phải tự lực, có ý thức vươn lên, chủ động trong lao động, học tập, sáng tạo, nâng cao trình độ, tích cực tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội.

9. “… Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ”

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn trăn trở để đem lại quyền bình đẳng và phát triển thật sự cho phụ nữ. Điều đó chỉ có thể thành công khi kết hợp cả hai yếu tố khách quan, chủ quan, trong đó bản thân người phụ nữ có ý nghĩa quyết định. Do vậy cho đến trước lúc đi xa, Người vẫn dành một phần trong Di chúc để nói về vấn đề này.

*

Những câu nói của Hồ Chí Minh ngắn gọn, súc tích, hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, sẽ còn mãi với thời gian.

(Hồ Chí Minh - Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, các tập)

PGS.TS ĐỖ THỊ THẠCH

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Bác Hồ thăm lớp học bổ túc văn hóa của phụ nữ lao động khu phố Lương Yên, Hà Nội (27-3-1956)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III (8-3-1961)
Bác Hồ với đồng bào khu tự trị Thái Mèo

Ảnh: TL

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:5
Trong ngày:21
Trong tuần:21
Trong tháng:21
Cả năm:21
Tổng lượt xem:21