column_right getExtensions 1714607647-1714607647

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1714607647-1714607647

DẤU ẤN NHỮNG TÀI NĂNG

DẤU ẤN NHỮNG TÀI NĂNG

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:18-04-2024

DẤU ẤN NHỮNG TÀI NĂNG

13 nghệ sĩ xuất sắc của Quân đội vừa được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT). Đó là những tài năng đích thực, những ngôi sao sáng trên bầu trời nghệ thuật nước nhà.

 

Đại tá, NSND Ma Thị Bích Việt

Đại tá, NSND Ma Thị Bích Việt

Chị luôn tự hào gắn bó cả cuộc đời với quân ngũ, được mang giọng hát của mình đến khắp mọi nẻo đường, trên dặm dài đất nước. Nhiều người ví giọng ca của Bích Việt như “con chim sơn ca giữa đại ngàn xanh”, chữa lành vết thương, động viên những người lính chiến đấu, chiến thắng và trở về. Đất nước hòa bình, chị đắm say ngợi ca quê hương và tình yêu.

Ở thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, nghệ sĩ Bích Việt lùi “sau cánh gà” để đào tạo lớp ca sĩ kế cận. Chị làm cán bộ khoa, giảng viên của Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật (VHNT) Quân đội, góp phần cùng nhà trường đào tạo nên những giọng hát tài năng cho đất nước.

 

Đại tá, NSND Hà Thị Thủy

Đại tá, NSND Hà Thị Thủy

Là giảng viên, chị làm “bà đỡ” mát tay khi đào tạo được nhiều ngôi sao ca nhạc như: Phương Thảo, Hoàng Quỳnh Hương, Phương Anh, Liên Hương, Ngọc Dung, Ngọc Anh, Ngọc Khuê, Khánh Ly, Minh Chuyên, Văn Mai Hương, Hoàng Quyên, Hương Tràm… Với NSND Hà Thủy, học trò chính là một “sản phẩm” đáng tự hào nhất và thành công nhất của người thầy, người nghệ sĩ.

Hơn 20 năm qua, chị còn được biết đến với vai trò chuyên gia âm nhạc. Gương mặt một phụ nữ xinh đẹp sắc sảo ngồi ghế Hội đồng nghệ thuật trong từng đêm diễn, luôn chăm chú theo dõi các phần thi của thí sinh đã trở thành hình ảnh quen thuộc của khán giả truyền hình.

 

NSND Đặng Thị Theo

Trung tá, NSND Đặng Thị Theo

Người yêu chèo cả nước nhớ nghệ sĩ Xuân Theo qua vai Nguyên phi Ỷ Lan trong vở chèo bộ ba “Bài ca giữ nước” của tác giả NSND Tào Mạt; vai Châu Long trong vở “Lưu Bình, Dương Lễ”.

Với giọng hát mượt mà, ngọt ngào, chị thường nhập vai nữ chính (còn gọi là đào thương) rất phù hợp. Nếu như ở vai Châu Long, chị diễn mềm mại, câu hát nhẹ nhàng, dịu dàng thể hiện một người phụ nữ hiền thục nết na thì ở vai Nguyên phi Ỷ Lan, nghệ sĩ “xuất thần” diễn với những tình huống khác nhau, xử trí cách hát, câu hát khác nhau… Nhiều người nhận xét, vai diễn Nguyên phi Ỷ Lan được nhiều đoàn dựng, nhiều nữ nghệ sĩ nhập vai, nhưng khó ai sánh được với Xuân Theo.

Đại tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị chúc mừng NSND Đặng Thị Theo

 

NSND Nguyễn Thị Hà Vy

NSND Nguyễn Thị Hà Vy

Là giọng ca vàng một thuở của Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Hà Vy từng đến các nẻo đường biên giới của đất nước, chị hát về biên cương, hải đảo bằng tất cả tấm lòng của mình. Chị biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1978) và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979), hát trên các đồn, chốt Biên phòng; các địa phương Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng…

Nhiều ca khúc gắn với tên tuổi của NSND Hà Vy đã chiếm trọn tình cảm của cán bộ, chiến sĩ như: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”, “Ngày mai anh lên đường”, “Hoa sim biên giới”, “Chiều biên giới” (Trần Chung), “Hành khúc ngày và đêm”,... cùng nhiều làn điệu dân ca các dân tộc Việt Nam.

 

NSND Nguyễn Thị Bích Hạnh

Đại tá, NSND Nguyễn Thị Bích Hạnh

Chất giọng nữ trung đậm màu sắc dân gian, điêu luyện về kỹ thuật và tinh tế trong xử lý tác phẩm, Hồng Hạnh làm say đắm lòng người. Chị có duyên với những bài hát ngợi ca người mẹ Việt Nam, đem lại những rung cảm lớn.

Ca khúc “Cho con xin câu hát” (sáng tác Minh Quang) do Hồng Hạnh trình bày đoạt Huy chương Vàng tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc (1995). Tiếp đến, năm 2001, với “Mẹ tôi 1” của nhạc sĩ An Thuyên, chị giành Huy chương Vàng cuộc thi “Mùa xuân và người chiến sĩ” do Bộ Quốc phòng tổ chức. Năm 2009, tác phẩm “Mẹ tôi 2” của An Thuyên do chị thể hiện được trao Huy chương Bạc tại Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc. Những bài khác như “Mẹ tôi” của Đoàn Bổng, “Mẹ” của Nguyễn Tiến, “Huyền thoại mẹ” của Trịnh Công Sơn, “Mẹ” của Phan Long... được chị trình diễn rất thành công trên sân khấu. Năm 2018, được bổ nhiệm Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, nhưng chị vẫn tham gia biểu diễn truyền lửa nghệ thuật cho các nghệ sĩ mặc áo lính.

Ban Phụ nữ Quân đội chúc mừng NSND Bích Hạnh

 

NSND Dương Thị Kim Ngân

Đại tá, NSND Dương Thị Kim Ngân

Với cương vị Trưởng đoàn Văn công Quân khu 1, Đại tá, NSND Dương Thị Kim Ngân luôn đoàn kết, khơi dậy sự đam mê, cống hiến, niềm tự hào về một vùng văn hóa đặc trưng với những giá trị, tinh hoa của cộng đồng các dân tộc. Với tư duy đổi mới, sáng tạo, nữ “thủ lĩnh” đã dành hết tâm huyết để “truyền lửa” nghề tới các nghệ sĩ, diễn viên của đoàn.

Những chương trình ca múa nhạc “Khởi nguồn Việt Bắc”, “Âm hưởng gió ngàn”, “Sắc màu Việt Bắc”, “Hùng thiêng Việt Bắc”… đã trở thành “thương hiệu” khi nhắc tới “Văn công Quân khu 1”.

 

NSND Bùi Thị Thuận

Trung tá, NSND Bùi Thị Thuận

30 năm gắn với danh xưng nghệ sĩ - chiến sĩ của Đoàn Văn công Quân khu 3, “giọng ca vàng của thành phố Cảng” - Nhật Thuận vẫn cháy bỏng niềm đam mê với âm nhạc. Chị nhớ những chuyến đi biểu diễn ở biên giới, nơi bản làng xa xôi với sân khấu đơn sơ, bộ đội và bà con các dân tộc quây quần nghe chị hát.

- Nghệ thuật với tôi không chỉ là xiêm áo lộng lẫy hay sân khấu lớn, mà là cảm xúc của khán giả lúc mình mang âm nhạc tới với họ - Nhật Thuận chia sẻ.

 

NSND Trần Thị Hồng Hải

NSND Trần Thị Hồng Hải

Sở hữu chất giọng nữ trầm, dày, âm hưởng cao, Hồng Hải được khán giả yêu nhạc biết đến qua những ca khúc trữ tình lãng mạn. Đoàn Văn công Quân khu 2 đã giúp chị có nhiều trải nghiệm quý báu.

Là đơn vị nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các tỉnh Tây Bắc, địa bàn các dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn, Hồng Hải cùng với đoàn có nhiều chuyến đi biểu diễn ở vùng biên giới xa xôi, hay ở các bản làng vùng cao hẻo lánh. Họ mang lời ca tiếng hát làm vơi đi nỗi vất vả của bộ đội và nhân dân…

 

NSND Hoàng Thanh Bình

NSND Hoàng Thanh Bình

Là giọng hát nổi bật của Đoàn Văn công Phòng không - Không quân (PK-KQ) nghệ sĩ Hoàng Thanh Bình đã giành nhiều huy chương trong các cuộc thi, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân và toàn quốc. Chị biểu diễn các chương trình, khắc họa chân dung người chiến sĩ PK-KQ trong chiến tranh cũng như thời bình, để lại dấu ấn trong lòng công chúng.

 

NSND Lương Thị Thùy Linh

NSND Lương Thị Thùy Linh

Giọng hát chèo mượt mà, đằm thắm của Lương Thị Thùy Linh - nữ nghệ sĩ được ví là “hoa khôi làng chèo” không còn xa lạ với khán giả. Chèo ngấm vào Thùy Linh từ thuở bé và con đường đến với nghệ thuật chèo của chị khá thuận lợi. Từ lúc 16 tuổi cho đến những bước đường lên Hà Nội học hát chèo, rồi đầu quân về Nhà hát Chèo Quân đội, gắn bó với vai trò “nghệ sĩ - chiến sĩ” hơn 20 năm qua.

- Đến nay, sau nhiều năm gắn bó với nghệ thuật chèo, tôi vẫn luôn trau dồi, học hỏi và nghiên cứu để làm sao khi hát, sáng tác, hay hướng dẫn các bạn trẻ đều có thể góp sức nhỏ bé của mình bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo truyền thống của dân tộc - NSND Lương Thị Thùy Linh bày tỏ.

 

NSƯT Ngô Thị Thanh Tuyết

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu chúc mừng NSƯT Ngô Thị Thanh Tuyết

Sinh ra và lớn lên ở ngoại thành Hải Phòng, từ nhỏ Thanh Tuyết đã mang trong mình tình yêu và niềm mơ ước được trở thành nghệ sĩ chèo chuyên nghiệp. Năm 2000, chị thi đỗ vào lớp diễn viên chèo Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh và may mắn được cô giáo chủ nhiệm, NSƯT Đoàn Bình, một nghệ sĩ hát chèo nổi tiếng dìu dắt. Tốt nghiệp và được tuyển thẳng vào Nhà hát Chèo Quân đội, Thanh Tuyết đã không ngừng khổ luyện, kế thừa và phát huy những kỹ thuật hát chèo được truyền thụ để có được giọng hát chèo ngọt ngào, đằm thắm, lôi cuốn lòng người.

 

NSƯT Nguyễn Ngọc Dung

NSƯT Nguyễn Ngọc Dung

Là diễn viên đơn ca chính của Đoàn Văn công BĐBP, Thiếu tá, ca sĩ Ngọc Dung đã giành được 2 Huy chương Vàng toàn quốc, cùng nhiều huy chương qua các kỳ hội diễn. Sau 18 năm trong nghề, được ca hát phục vụ bộ đội và nhân dân, với chất giọng khỏe khoắn, kỹ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp, Ngọc Dung góp mặt ở hầu hết các chương trình hoạt động quy mô của lực lượng BĐBP, chiếm được sự cảm mến của khán giả. Tham gia các chương trình giao lưu nghệ thuật Việt - Trung, nữ ca sĩ tỏa sáng bằng các bài hát song ngữ, gắn kết tình hữu nghị. Đó vừa là nhiệm vụ, vừa là dấu mốc nghề nghiệp của cá nhân nghệ sĩ, chiến sĩ biên phòng.

 

NSƯT Đặng Thị Thái Huyền

NSƯT Đặng Thị Thái Huyền

Là Thạc sĩ Lý luận phê bình Điện ảnh - Truyền hình, Thái Huyền gắn bó với hoạt động nghệ thuật 21 năm, trong đó có 19 năm ở Điện ảnh Quân đội nhân dân (QĐND). Chị tạo ấn tượng và gặt hái nhiều thành công với vai trò đạo diễn phim. Trong đó, có giải Bông sen Vàng cho phim truyện “Mười ba bến nước” tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16, năm 2009; giải Bông sen Bạc, phim truyện “Đất lành” - Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19, năm 2015. Cả hai phim này, chị đều nhận giải “Đạo diễn xuất sắc”.

Là Phó Giám đốc Điện ảnh QĐND, chị góp phần nâng cao chất lượng nội dung, nghệ thuật và công tác tuyên truyền, quảng bá các bộ phim của đơn vị cũng như bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ sáng tác, cán bộ kỹ thuật. Chị tham gia các Hội đồng nghệ thuật của Điện ảnh QĐND và Trung ương.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:2
Trong ngày:280
Trong tuần:120040
Trong tháng:1631
Cả năm:827413
Tổng lượt xem:5137851