column_right getExtensions 1732272985-1732272985

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732272985-1732272985

TRỤ CỘT CHO SỰ BÌNH QUYỀN VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI

TRỤ CỘT CHO SỰ BÌNH QUYỀN VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:29-04-2024

TRỤ CỘT CHO SỰ BÌNH QUYỀN VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI

Minh họa: Tranh cổ động bình đẳng giới

Nam giới có thể trở thành hội viên danh dự của Hội phụ nữ. Điều này thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng, có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn bởi phụ nữ và đàn ông đều là mảnh ghép không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Ở nước ta, thực hiện nam nữ bình quyền đã trở thành mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, được Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định ngay trong Văn kiện thành lập Đảng Cộng sản năm 1930.

Xu hướng chung của thế giới và Việt Nam hiện nay là nam giới ngày càng chủ động tham gia đồng hành, chia sẻ mọi công việc với phụ nữ. Sự tham gia của nam giới vào các hoạt động của hội phụ nữ các cấp thời gian qua đã giúp cải thiện chất lượng hoạt động của hội, góp phần lan tỏa các giá trị xã hội do hội phụ nữ thực hiện, đồng thời tăng cường sự gắn kết giữa hai giới trong nỗ lực thúc đẩy mục tiêu bình đẳng giới (BĐG), giúp nâng cao vai trò của nam giới trong các hoạt động vì sự phát triển cộng đồng ở các địa phương, giảm thiểu đáng kể mâu thuẫn, xung đột trong các quan hệ của đời sống xã hội.

Sự thay đổi trong nhận thức này là kết quả có được từ thực tiễn đau thương mang tính thế hệ khi phụ nữ bị áp bức, bóc lột, nghèo đói, lạc hậu và xã hội chậm tiến. Thực hiện nam nữ bình quyền là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng cả phụ nữ và nam giới.

Điểm 2, điều 3 Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, được Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII thông qua, quy định, hội viên danh dự là người có uy tín, tầm ảnh hưởng, có đóng góp tích cực cho phong trào phụ nữ và hoạt động hội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai rộng rãi việc ghi nhận những đóng góp tích cực của nam giới vào công cuộc thực hiện BĐG và tiến bộ của phụ nữ.

Nâng cao năng lực, cải thiện vị thế của phụ nữ là vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ, bởi sự tiến bộ của phụ nữ cần nhận được sự chấp nhận và chia sẻ của nam giới và ngược lại. Làm sao để số đông nam giới vui vẻ chủ động chia sẻ hơn các công việc vốn được cho là của phụ nữ, của hội chị em, để thực sự trở thành nhân tố đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ?

Nam giới sẽ sẵn sàng tham gia ủng hộ các hoạt động của phụ nữ mà không nhất thiết phải trở thành hội viên danh dự khi được đảm bảo về mặt lợi ích là sự chuyển thể ý thức xã hội dành cho cả hai giới. Chính vì vậy, hội viên danh dự dành cho nam giới không nhất nhất được hiểu là chức danh để tôn vinh những gì họ đã đóng góp. Đây còn là việc ghi nhận về sự ủng hộ của họ cho những thay đổi tích cực...

Muốn cải thiện hơn nữa BĐG, vì sự tiến bộ của cả hai giới, cần mở rộng hoạt động tuyên truyền phát triển yếu tố năng lực giới toàn diện hơn nữa trong hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, để nhận thức về phát triển giới và con người toàn diện không bó hẹp trong giới hạn của phụ nữ và các hoạt động của Hội LHPN Việt Nam.

Chăm lo cho sự phát triển, tiến bộ của một nửa còn lại chính là chăm lo cho chính mình qua những việc làm cụ thể, thiết thực. BĐG trên cơ sở bình quyền và hạnh phúc của mỗi giới sẽ không quá khó khi có sự đồng lòng trong một thế giới hòa hợp và nhân văn.

Tiến sĩ VŨ TOẢN
Trường đại học KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: Báo Phụ nữ TPHCM)

BÀI VIẾT NỔI BẬT