column_right getExtensions 1733301981-1733301981

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1733301981-1733301981

MANG HẠNH PHÚC ĐẾN VỚI NGƯỜI HIẾM MUỘN

MANG HẠNH PHÚC ĐẾN VỚI NGƯỜI HIẾM MUỘN

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:19-11-2024

Mang hạnh phúc đến với người hiếm muộn

Bài và ảnh: MAI HOA

“Tiếp xúc với nhiều phụ nữ hiếm muộn, qua tâm tư của họ, tôi thật sự thương cảm. Thậm chí nhiều người còn chịu áp lực tâm lý khắt khe từ nhà chồng. Thiên hạ sao nhiều người nỡ buông những câu ác ý như: “Cây độc không trái, gái độc không con”… làm tổn thương sâu sắc đến phụ nữ.

Đó là những trăn trở của Thượng tá, TS. Đoàn Thị Hằng - Phó Giám đốc Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, thuộc Học viện Quân y. Điều đó khiến chị nung nấu nghiên cứu suốt 20 năm nay, hiện thực hóa giấc mơ tìm con cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Thượng tá, TS. Đoàn Thị Hằng

Nếu hôn nhân là đích đến của tình yêu thì con cái chính là kết tinh của tổ ấm hạnh phúc. Mỗi cặp vợ chồng khi kết hôn đều mơ về “ngôi nhà và những đứa trẻ”, bởi con cái chính là “sợi dây” kết nối khăng khít tình cảm gia đình. Mặc dù con cái luôn được xem là món quà trời ban nhưng không phải lúc nào điều đó cũng trở thành hiện thực. Đối với những gia đình hiếm muộn, thì hạnh phúc không gì hơn là tiếng gọi của con trẻ. Khoảng thời gian ấy, đối với hơn 3.000 quân nhân có hoàn cảnh hiếm muộn, dường như còn dài hơn, bởi nhiệm vụ của nhiều người lính phải đóng quân xa nhà…

Phó Giám đốc Viện tại nơi làm việc

Đến với Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, các cặp vợ chồng, cả quân nhân và dân sự đều vững tâm hơn bởi họ luôn nhận được sự sẻ chia chân tình của các cán bộ, bác sĩ, nhân viên, trong đó có Thượng tá Đoàn Thị Hằng. Chị luôn tâm niệm, muốn điều trị tốt, trước hết người bác sĩ phải đặt mình vào hoàn cảnh của bệnh nhân. Từ cử chỉ đến lời nói phải nhẹ nhàng, gần gũi, chia sẻ, đồng hành cùng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong một thời gian dài. Những năm gắn bó với chuyên khoa Hỗ trợ sinh sản, bác sĩ Hằng đã tiếp xúc và điều trị thành công cho rất nhiều ca bệnh khó. Đặc biệt là các trường hợp hiếm muộn lâu năm, chị luôn gần gũi, động viên và tìm phương án tốt nhất để điều trị cho người bệnh. Và có lẽ với chuyên ngành của chị, sẽ chẳng có hạnh phúc nào lớn hơn, khi những hạt mầm yêu thương đã đơm hoa kết trái. Nữ bác sĩ chia sẻ: “Công việc vất vả, phần lớn thời gian gắn bó với bệnh viện nhưng nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của sản phụ và gia đình, thêm một đứa trẻ ra đời khỏe mạnh, tôi lại cảm thấy hạnh phúc và quên hết mọi mệt mỏi”.

Bé Ngọc Anh chào đời bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản do bác sĩ Hằng thực hiện

Với kinh nghiệm và khả năng khám chữa bệnh “mát tay” của mình, bác sĩ Hằng đã khám, tư vấn và điều trị cho hàng nghìn cặp vợ chồng hiếm muộn, điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Từ những đúc rút, tổng kết thực tiễn qua hoạt động nghiên cứu khoa học, trên cương vị một giảng viên của Học viện Quân y, những bài giảng của chị luôn sinh động, phong phú, giàu sức thuyết phục và cập nhật kịp thời tình hình thực tiễn. Với lòng yêu nghề, chị đã giảng dạy cho nhiều đối tượng như: học viên dài hạn quân y và dân y, bác sĩ cơ sở, cử nhân điều dưỡng, học viên cao học, bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II và nghiên cứu sinh của chuyên ngành Mô phôi thai học và một số chuyên ngành liên quan. Từ điều trị đến đào tạo, những kỹ thuật mới tiếp tục được truyền trao cho nhiều lứa học viên, sinh viên; để rồi khi trở về công tác tại các bệnh viện, trung tâm y tế trong cả nước, họ lại tiếp tục sứ mệnh mang đến cơ hội được làm bố, làm mẹ cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.

Món quà đặc biệt nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2

Trong hành trình tận tuỵ cống hiến, TS. Đoàn Thị Hằng đã đạt được nhiều thành tích đáng nể: được công nhận Giảng viên dạy giỏi của Học viện (2018, 2019, 2021); Chiến sĩ thi đua cơ sở (3 năm); bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2023...

Không chỉ mang đến cho người học những kiến thức hữu ích trong chuyên ngành mô phôi, mà chính chị cũng được nâng cao tri thức và khả năng truyền đạt của mình, đồng thời có thể phát hiện những vấn đề cần phải nghiên cứu khoa học của mình, bởi, khoa học là dòng chảy không ngừng; thôi thúc chị tìm ra lời giải cho những ca bệnh mới, ca bệnh khó, ca bệnh hiếm gặp.

Không chỉ dành hết tâm huyết trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc cho mỗi gia đình, Thượng tá, TS. Đoàn Thị Hằng còn bền bỉ thực hiện sứ mệnh của người lái đò trên dòng sông tri thức, trui rèn nên nhiều lương y trong chuyên ngành điều trị hiếm muộn trong tương lai.

BÀI VIẾT NỔI BẬT