column_right getExtensions 1733246791-1733246791

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1733246791-1733246792

7 LỖI CƠ BẢN KHI NẤU ĂN

7 LỖI CƠ BẢN KHI NẤU ĂN

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:23-08-2024

7 lỗi cơ bản khi nấu ăn

Rã đông thịt ở nhiệt độ phòng, đổ nước lạnh vào nồi hầm xương, để dầu ăn quá nóng... là những lỗi nấu ăn nhiều người thường làm.

 

Rã đông thịt sai cách

Rã đông thực phẩm là một trong những công đoạn đơn giản nhưng rất quan trọng trong quá trình nấu nướng. Nếu không được rã đông đúng cách, thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn, trong đó có một số loại vi khuẩn gây chết người như Salmonella. Nhiệt độ nguy hiểm mà vi khuẩn dễ xâm nhập thực phẩm là từ 4 đến 600C, bởi khoảng nhiệt này là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.

Do đó, để rã đông, bạn có thể cho thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát (dưới 40C) hoặc rã đông trong nước lạnh. Thực phẩm phải được đựng trong túi kín, túi zip hoặc túi hút chân không. Nếu túi bị rò rỉ, vi khuẩn từ không khí và môi trường xung quanh có thể xâm nhập vào trong thực phẩm. Cuối cùng, bạn có thể rã đông bằng chức năng đặc biệt của lò vi sóng và phải nấu ngay sau khi hoàn thành để vi khuẩn không xâm nhập.

Rã đông thịt trong nhiệt độ phòng là sai lầm thường gặp nhất

 

Dùng thớt sai cách

Nhiều gia đình có thói quen chỉ dùng một chiếc thớt cho mọi mục đích, bao gồm cả đồ sống lẫn đồ chín. Chính thói quen này đã khiến chiếc thớt là ổ bệnh dịch nguy hiểm giấu mặt. Dù được rửa sạch, vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng... đã bám vào trong gỗ sẽ cần một thời gian để trôi đi. Bạn lại thái đồ ăn chín để dùng luôn, khiến thức ăn nhiễm khuẩn, gây ra nhiều bệnh đường tiêu hóa. Vì thế, bạn cần phân biệt rõ thớt nào dùng để thái đồ chín, thớt nào thái đồ sống. Ngoài ra, cần thay thớt định kỳ, tránh dùng những chiếc thớt đã bị mòn cũ và luôn vệ sinh kỹ sau khi dùng.

Nên thay thớt định kỳ, tránh dùng thớt mòn cũ

 

Để dầu mỡ trong chảo quá nóng hoặc chưa đủ nóng

Nhiệt độ của dầu mỡ đóng vai trò quan trọng trong việc nấu chín đồ ăn và độ ngon của từng nguyên liệu. Phần lớn người nội trợ có thói quen để dầu ăn bốc khói mới cho đồ ăn vào nhưng cách này khiến các vitamin và chất dinh dưỡng bị phá hủy, sinh ra một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide dẫn đến nguy cơ ung thư, Alzheimer, tim mạch. Do đó, bạn nên hạn chế thao tác này và không sử dụng dầu ăn thừa.

Ngược lại, nếu cho đồ ăn vào khi dầu ăn chưa kịp nóng, chảo đang lạnh dễ khiến thức ăn ngấm dầu và dính chảo. Cách tốt nhất là làm nóng chảo trước, sau đó cho dầu và đồ ăn vào chế biến.

Không nên để dầu ăn bốc khói trước khi cho thực phẩm vào

 

Chế biến sai nhiệt độ

Chế biến không đúng nhiệt độ có thể khiến các nguyên liệu không chín hoàn toàn, gây ra một số vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu để lửa quá lớn, chỉ phần bên ngoài của miếng đồ ăn được làm chín, đôi khi bị cháy nhưng bên trong vẫn còn sống. Trái lại, để lửa quá nhỏ, thời gian chế biến lâu hơn, tốn điện hoặc gas, cũng khiến mất đi nhiều chất dinh dưỡng và hương vị.

Vì thế, trước khi nấu món mới, bạn nên tìm hiểu kỹ, đọc các lưu ý về nhiệt độ khi chế biến. Ngoài ra, nên ưu tiên sử dụng bếp từ hoặc bếp điện bởi các thiết bị này có thể điều chỉnh được nhiệt độ dễ dàng hơn bếp gas và bếp lửa.

 

Thêm nước lạnh vào nồi hầm xương

Nhiều người có thói quen cho thêm nước, chữa mặn cho nồi hầm xương hay luộc thịt. Nhưng nếu sử dụng nước lạnh, nhiệt độ của nồi nước sẽ giảm đột ngột, protein và chất béo trong xương và thịt kết tủa, miếng thịt co lại, mất đi mùi vị và lâu chín. Khi mua xương về, bạn ngâm với nước muối loãng, rửa sạch và cho vào nồi nước lạnh, chỉ đun vừa sôi rồi vớt ra, rửa sạch. Tiếp theo, hầm xương với nước sôi với lửa nhỏ khoảng một tiếng, sau đó mới cho các loại rau củ quả vào hầm để đảm bảo không bị nát. Muốn chế thêm nước, bạn dùng nước sôi.

Bạn không nên cho nước lạnh vào nồi hầm xương, luộc thịt

 

Dùng đồ nhôm nấu ăn

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, dùng nồi nhôm để nấu nướng có thể gây ra nhiều bệnh. Phân tử nhôm là có hoạt tính cao, đặc biệt là sau khi kim loại nhôm chịu nhiệt, gặp phải thức ăn có chất chua và tính kiềm, lại càng dễ xảy ra phản ứng hóa học mà hình thành chất hỗn hợp nhôm. Vi lượng nhôm này hòa tan vào thức ăn đi vào cơ thể con người, sẽ tích tụ tại gan, tỳ, thận và tổ chức não gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có Alzheimer. Ngoài ra, bạn cũng không nên đựng đồ ăn trong dụng cụ bằng nhôm để qua đêm.

 

Cho quá nhiều đồ ăn trong chảo

Để tiết kiệm thời gian, nhiều người nội trợ có thói quen cho tất cả nguyên liệu vào một chiếc chảo để xào, chiên. Nhưng diện tích hạn chế có thể ảnh hưởng tới quá trình làm chín. Một số miếng sẽ bị cháy quá, trong khi số khác lại chưa chín. Ngoài ra, việc cho tất cả vào ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng lẫn lộn mùi vị của nhau. Vì vậy, bạn nên chia làm nhiều mẻ, nhất là rau với thịt, cuối cùng khi đã chín, cho vào đảo nóng là được.

Hà Thư (tổng hợp)
Ảnh minh họa: Internet

BÀI VIẾT NỔI BẬT