column_right getExtensions 1738030601-1738030601

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1738030601-1738030601

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:24-05-2023

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn chú ý lắng nghe và giải quyết những kiến nghị chính đáng của nhân dân, sẵn sàng tiếp thu phê bình và hoan nghênh quần chúng phê bình. Phong cách Hồ Chí Minh xuất phát từ nhân cách, cuộc đời; từ cái tâm, cái đức vì nước, vì dân của Người. Hồ Chí Minh thường nói không có nhân dân thì không có Bác. Trái tim Người đập cùng nhịp, rung cảm trước nỗi thống khổ của người dân trên khắp địa cầu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quà cho cụ bà dân tộc thiểu số ở Lào Cai (9-1958)

24 năm ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, nhưng Hồ Chí Minh luôn coi nhân dân là chủ, còn mình chỉ là người đày tớ trung thành của dân, phục vụ dân. Khi được Quốc hội giao giữ trọng trách Chủ tịch Chính phủ, Người coi việc “phải gánh chức Chủ tịch là do đồng bào ủy thác”, đảm trách nhiệm vụ Chủ tịch là thực hiện mệnh lệnh của Tổ quốc và nhân dân. Vì vậy, khi nào “đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui”. Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, giữa chừng, Người dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Về thăm lại Pác Bó, Cao Bằng năm 1961, thấy đồng bào tổ chức đón tiếp, Người nói: “Tôi về thăm nhà mà sao lại phải đón tôi!”. Kêu gọi kháng chiến, kiến quốc, xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh thường đặt “đồng bào” lên vị trí hàng đầu. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “từ trong quần chúng, trở lại nơi quần chúng”, và phải “theo đúng đường lối nhân dân”.

Phong cách trọng dân của Hồ Chí Minh thể hiện nhiều cách. Người chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình mình. Hồ Chí Minh cho rằng, lãnh đạo quần chúng, đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, vì “quần chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả sự lãnh đạo của ta”; tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng theo tinh thần lãnh đạo là đày tớ, quần chúng là chủ. Người không bao giờ tự đặt mình cao hơn người khác để đòi hỏi một sự tâng bốc, suy tôn; không tỏ ra vĩ đại, không cần sùng bái. Hồ Chí Minh có cách giao tiếp hoàn toàn mới giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân, thể hiện thái độ yêu thương, trân trọng con người. Ấy là sự độ lượng, khoan dung, nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp.

Hồ Chí Minh yêu trẻ, kính già, tôn trọng phụ nữ. Đón các cháu thiếu niên, nhi đồng, Người nói với các đồng chí phục vụ rằng “ở nhà các cháu là con, là cháu của các chú, nhưng vào đây các cháu là khách của Bác”. Người quan tâm một tỷ lệ nữ thích đáng trong lãnh đạo, số lượng phụ nữ dự các hội nghị và bao giờ Bác cũng mời đại biểu phụ nữ lên ngồi những hàng ghế trên. Trong Di chúc, Người dặn Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Những điều đó toát lên một tư tưởng lớn về một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ.

Bác Hồ thăm bà con nông dân Bắc Cạn đang thu hoạch lúa

Hồ Chí Minh kính trọng người già với một thái độ khiêm nhường thật sự, thể hiện một nhân cách văn hóa. Dẫu được suy tôn là “Cha già dân tộc” và được các tầng lớp nhân dân gọi là Bác Hồ, nhưng Người vẫn xưng hô đúng mực đối với cụ Phùng Lục 90 tuổi, một phụ lão cứu quốc ở huyện Ứng Hòa, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội) đã đem món tiền 500 đồng kính dâng Chủ tịch để sung vào Quỹ kháng chiến kiến quốc, hồi tháng 2-1948.

Trong bối cảnh hiện nay, khi một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện xa dân, coi thường dân, thì việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống người dân không chỉ góp phần đẩy lùi những biểu hiện trên mà còn tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với nhân dân - nhân tố quyết định đến sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Xây dựng ý thức tôn trọng dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống người dân cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, phải đi từ việc nâng cao nhận thức, xây dựng thành bộ tiêu chí thực hành phù hợp với từng đối tượng, rèn luyện tác phong sâu sát quần chúng, gắn bó với dân; đặt niềm tin vào dân, đặt lợi ích của quần chúng lên trên hết, trước hết biết cách tổ chức quần chúng, chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng để xứng đáng là người lãnh đạo, vừa là “người đầy tớ thật trung thành của dân”...

PHƯƠNG NAM
(Nguồn: Báo Công lý)
Ảnh: TL

BÀI VIẾT NỔI BẬT