column_right getExtensions 1734731890-1734731890

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1734731890-1734731890

MẤT TIỀN TỶ VÌ HAM KIẾN TIỀN TRÊN MẠNG

MẤT TIỀN TỶ VÌ HAM KIẾN TIỀN TRÊN MẠNG

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:20-12-2024

MẤT TIỀN TỶ VÌ HAM KIẾN TIỀN TRÊN MẠNG

Sự việc xảy ra đã mấy tháng nhưng mỗi lần nghĩ lại, chị Nguyễn Thị Thùy ở phường Đông Triều, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) vẫn chưa hết hoảng loạn.

Chị mong sao cơ quan chức năng sớm tìm được các đối tượng lừa đảo, xử lý theo quy định của pháp luật và thông qua bài học của chị, mọi người nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức cảnh giác khi tham gia các trò kiếm tiền trên mạng để không phải nhận hậu quả như chị...

Hôm đó, chị Thùy nhận được điện thoại từ người lạ tự xưng là nhân viên của một siêu thị mời tham gia quan tâm các nhãn hàng để nhận thưởng với mức tiền thưởng hấp dẫn. Đang lúc rảnh rỗi, chị Thùy đồng ý và được thêm vào một nhóm Zalo với hàng nghìn thành viên để học cách chơi. Theo hướng dẫn, chị Thùy tải app từ một đường link. Từ đó, mỗi ngày có 20 mặt hàng của các thương hiệu điện tử nổi tiếng để chị ấn nút quan tâm. Sau mỗi lần ấn quan tâm thương hiệu thành công, chị chụp màn hình gửi cho người hướng dẫn để nhận ngay 15.000 đồng.

Ngày đầu tiên, sau khi nhận được gần 200.000 đồng tiền thưởng, người hướng dẫn mời chị Thùy tham gia Chương trình “Ủng hộ thiện nguyện” để có cơ hội nhận tiền nhiều hơn. Đồng ý tham gia, chị Thùy phải nạp tối thiểu 5 triệu đồng để được thêm vào các nhóm thiện nguyện. Theo "thể lệ", nếu vào nhóm 5 triệu đồng, chị Thùy sẽ được ủng hộ 5 triệu đồng mỗi ngày và nhận về 6 triệu đồng, vào nhóm 10 triệu đồng sẽ nhận về 13 triệu đồng. Lần đầu tiên thành công, chị Thùy nạp tiếp 20 triệu đồng với ý định chơi lần cuối rồi thôi. Thế nhưng, chị liên tiếp nhận được thông báo sai thao tác, ấn nhầm lệnh, mạng bị nghẽn... và cần chuyển thêm tiền để dỡ phong tỏa.

Những ngày sau đó, chị Thùy như bị thôi miên, rơi vào vòng luẩn quẩn. Mỗi ngày có hàng chục người tự xưng là các bộ phận của siêu thị nhắn tin thúc giục, hướng dẫn để “giúp không bị mất sạch tiền”. Chị Thùy nạp tiếp 120 triệu đồng, 160 triệu đồng rồi 280 triệu đồng với hy vọng gỡ lại phần đã mất, nhưng tất cả đều bị báo lỗi, buộc chị phải nộp thêm tiền “xử lý sự cố”. Khi tổng số tiền bỏ ra đã lên tới hơn 1 tỷ đồng, chị Thùy rơi vào hoảng loạn, đi vay mượn thêm 500 triệu đồng để chuyển. Kết cục, chị Thùy vẫn không rút được tiền. Lúc này, chị mới nhận ra đã sa vào bẫy của nhóm lừa đảo, mất tổng cộng 1,6 tỷ đồng trong một tuần. Tiếc tiền, chị Thùy đến cơ quan công an trình báo. Tuy nhiên, số tiền bị chiếm đoạt chưa thể thu hồi do những kẻ lừa đảo sử dụng số điện thoại, tài khoản ngân hàng giả danh, khi đã chiếm đoạt được tiền thì chúng nhanh chóng chuyển đến các số tài khoản khác nhau nên rất khó truy vết.

Những thủ đoạn lừa đảo tương tự như chị Thùy vướng phải đã được cơ quan chức năng cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng nhiều người vẫn sập bẫy vì thiếu hiểu biết hoặc ham kiếm tiền trên mạng. Bởi thế, người dân cần tỉnh táo, không nghe, không làm theo những lời dụ dỗ “kiếm tiền dễ dàng” của những người không quen biết. Đồng thời cần chủ động tìm hiểu về các phương thức bảo mật thông tin, cập nhật tin tức mới nhất về lừa đảo, nhất là lừa đảo tội phạm công nghệ cao và học cách tự phòng ngừa. Khi phát hiện bị lừa đảo, hãy trình báo công an địa phương nơi cư trú để được hỗ trợ.

BẢO HÀ

BÀI VIẾT NỔI BẬT