column_right getExtensions 1734734219-1734734219

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1734734219-1734734219

QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẦU CẤP ỦY, BÍ THƯ

QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẦU CẤP ỦY, BÍ THƯ

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:18-12-2024

Quy chế bầu cử trong Đảng:
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẦU CẤP ỦY, BÍ THƯ

Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW ngày 10-10-2024 quy định cụ thể về trình tự, thủ tục khi tiến hành bầu cấp ủy, bầu ban thường vụ, bầu bí thư, bầu phó bí thư; bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

 

Bầu cấp ủy

Điều 17 Quy chế bầu cử trong Đảng quy định về trình tự, thủ tục bầu cấp ủy như sau:

  1. Đoàn chủ tịch đại hội báo cáo với đại hội về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng của cấp ủy khóa mới do cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị, đại hội thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy khóa mới, biểu quyết về số lượng cấp ủy viên (theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên về khung số lượng cấp ủy viên ở mỗi đảng bộ).
  2. Đoàn chủ tịch đại hội đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.
  3. Tiến hành ứng cử, đề cử.
  4. Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
    Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử.
  5. Lập danh sách bầu cử; lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
  6. Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và một số ủy viên là những đại biểu không có tên trong danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ban kiểm phiếu.
  7. Ban kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu; kiểm tra và niêm phong thùng phiếu trước khi bỏ phiếu; phát phiếu bầu cử cho đại biểu. Đại hội tiến hành bầu cử; ban kiểm phiếu tiến hành kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo đại hội; kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử cấp ủy khoá mới.
  8. Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi ủy, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi ủy viên; nơi không bầu chi ủy thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu một phó bí thư chi bộ.
  9. Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, nếu thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cử cấp ủy, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư; tổng hợp phiếu giới thiệu, báo cáo với cấp ủy cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Sau khi cấp ủy cấp trên có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử chức danh bí thư.

 

Bầu ban thường vụ

Số lượng ủy viên ban thường vụ cấp ủy được bầu thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, nhiều nhất không quá 1/3 số lượng cấp ủy viên do đại hội đã bầu.

Điều 20 Quy chế bầu cử trong Dảng quy định về việc bầu ban thường vụ như sau:

  1. Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu và đề nghị số lượng ủy viên ban thường vụ cần bầu.
  2. Hội nghị cấp ủy thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu ban thường vụ, biểu quyết số lượng ủy viên ban thường vụ.
  3. Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được cấp ủy khoá trước giới thiệu vào ban thường vụ khoá mới.
  4. Tiến hành ứng cử, đề cử.
  5. Họp tổ để thảo luận (nếu cần).
  6. Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
    Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
  7. Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử ban thường vụ.
  8. Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

 

Bầu bí thư, phó bí thư cấp ủy

Những đồng chí ứng cử hoặc được đề cử vào danh sách để bầu giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử ủy viên ban thường vụ; nơi không có ban thường vụ thì những đồng chí ứng cử, được đề cử giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử cấp ủy viên.

Số lượng phó bí thư được bầu ở mỗi cấp ủy thực hiện theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên.

Điều 21 Quy chế bầu cử trong Đảng quy định về bầu bí thư, phó bí thư cấp ủy như sau:

  1. Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu bầu bí thư, phó bí thư.
  2. Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị những đồng chí được cấp ủy khoá trước và cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu giữ chức bí thư, phó bí thư; báo cáo kết quả phiếu giới thiệu của đại hội đối với chức danh bí thư (nếu có).
  3. Tiến hành ứng cử, đề cử.
  4. Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất nhung trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
    Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
  5. Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết danh sách bầu cử bí thư, phó bí thư.
  6. Bầu cử (bầu bí thư trước, bầu phó bí thư sau).
  7. Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.

Sau khi được bầu, bí thư điều hành ngay công việc của cấp ủy khoá mới, được ký văn bản với chức danh bí thư; bí thư khoá trước bàn giao công việc cho bí thư mới trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có bí thư mới. Trường hợp chưa bầu được chức danh bí thư thì cấp ủy khóa mới thống nhất phân công một đồng chí phó bí thư ký các văn bản với chức danh phó bí thư.

Đồng chí phó bí thư đảng ủy quân sự cấp tỉnh, cấp huyện được ký các văn bản với chức danh phó bí thư ngay sau khi được bầu.

 

Bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra

Điều 22 Quy chế bầu cử quy định: Ủy ban kiểm tra các cấp được lập từ đảng ủy cơ sở trở lên, do hội nghị cấp ủy cùng cấp bầu; thành viên ủy ban kiểm tra gồm một số đồng chí trong cấp ủy và một số đồng chí ngoài cấp ủy. Đại hội chi bộ, đảng ủy bộ phận không bầu ủy ban kiểm tra.

Trình tự thủ tục bầu

  1. Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra theo quy định, hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy cấp trên trực tiếp để hội nghị xem xét, quyết định.
  2. Hội nghị thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, biểu quyết số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra.
  3. Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị danh sách những đồng chí được cấp ủy khoá trước giới thiệu để bầu ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và ý kiến của ban thường vụ khóa mới.
  4. Tiến hành ứng cử, để cử.
  5. Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
    Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
  6. Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
  7. Bầu ủy viên ủy ban kiểm tra trước, sau đó bầu chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trong số ủy viên ủy ban kiểm tra.
  8. Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
  9. Ủy ban kiểm tra bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trong số ủy viên ủy viên kiểm tra đã được bầu.

Sau khi được bầu, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra điều hành ngay công việc của ủy ban kiểm tra khóa mới, được ký các văn bản với chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

 

Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên

Điều 18 Quy chế bầu cử trong Đảng quy định về bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên như sau:

  1. Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu đại biểu chính thức và dự khuyết được lập chung một danh sách; bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu có số phiếu được bầu nhiều hơn một nửa so với số đảng viên được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết được lấy trong số các đại biểu đó theo kết quả được bầu từ cao xuống thấp. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu tiếp hay không bầu tiếp do đại hội quyết định.
  2. Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần trước hay không do đại hội quyết định.

Hoàng Đan

BÀI VIẾT NỔI BẬT