column_right getExtensions 1734882981-1734882981

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1734882981-1734882981

MỘT SỐ VẤN ĐỀ BẤT CẬP CỦA LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

MỘT SỐ VẤN ĐỀ BẤT CẬP CỦA LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:03-12-2024

MỘT SỐ VẤN ĐỀ BẤT CẬP CỦA LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

Luật Sĩ quan Quân đội là văn bản Luật có ý nghĩa then chốt, quyết định trong xây dựng đội ngũ sĩ quan quân đội. Bởi vì, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Muốn có Quân đội mạnh phải có đội ngũ sĩ quan có phẩm chất đạo đức mẫu mực; năng lực thực hiện nhiệm vụ tốt. Đồng thời phải có sự bố trí cân đối, hợp lý về lứa tuổi; chức vụ; cương vị công tác để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ trước mắt và có sự kế thừa, phát triển liên tục giữa các thế hệ một cách vững chắc. Bên cạnh đó cần phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng với lao động đặc thù và hấp dẫn được lao động trình độ cao phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trước các cuộc chiến tranh hiện đại.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và từng bước phát triển hoàn thiện Luật Sĩ quan Quân đội. Trên con đường đổi mới, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; trước sự đòi hỏi cấp thiết của việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với Quân đội và thúc đẩy quá trình chính quy hóa Quân đội, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đã được Quốc hội khóa X thông qua tại Kỳ họp thứ sáu ngày 21-12-1999, có hiệu lực từ ngày 1-4-2000. Gắn với từng bước phát triển của đất nước, sự trưởng thành của Quân đội và phát triển của tình hình nhiệm vụ, Luật đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2008, 2014 để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và xây dựng Quân đội nhân dân.

Qua 10 năm thực hiện Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam (sửa đổi), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ Luật Sĩ quan và các văn bản dưới luật; có nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và chủ động phối hợp tuyên truyền, phổ biến đến các cấp, các ngành và nhân dân để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật. Từ khi đi vào thực hiện đã tạo cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ sĩ quan QĐND Việt Nam vững mạnh, làm nòng cốt xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật Sĩ quan đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của Quân đội là “ngành lao động đặc biệt”. Nhất là chuẩn bị môi trường pháp lý để xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh theo hướng hiện đại; phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Một số vấn đề cần phải điều chỉnh trong Luật cho phù hợp như: Chức vụ cơ bản và chức vụ, chức danh tương đương của sĩ quan; hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của sĩ quan; cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng; một số nội dung liên quan đến thẩm quyền và quy định rõ hơn một số chế độ, chính sách đối với sĩ quan, như thăng quân hàm, nâng lương trước thời hạn, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ nhà ở, đất ở, chăm sóc sức khỏe, trách nhiệm của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương... Việc sửa đổi, bổ sung luật trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và chỉ sửa đổi, bổ sung những nội dung vướng mắc, bất cập là việc làm cần thiết và cấp bách.

Thời gian qua, sau khi tiến hành tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Sĩ quan Bộ Quốc phòng đã lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Sĩ quan gửi xin ý kiến các bộ, ngành có liên quan và gửi Bộ Tư pháp thẩm định, báo cáo Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Theo đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam được xây dựng, trình Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khóa XV.

Quân ủy Trung ương, Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức nhiều hội nghị cho ý kiến đối với hồ sơ dự án luật; Quân ủy Trung ương có tờ trình về việc xin ý kiến Bộ Chính trị về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan; và sau đó, Bộ Chính trị đã cho chủ trương về nội dung này. Thường vụ Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng nghiên cứu quán triệt, cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị và tiếp thu nội dung thẩm định của Bộ Tư pháp, hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, ban hành.

Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với số phiếu tham gia biểu quyết tán thành cao, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2024. Tuy nhiên những bất cập của Luật cần được thống nhất nhận thức để toàn quân nắm chắc, hiểu rõ nhằm chuẩn bị tinh thần và lực lượng thực hiện tốt những thay đổi nhằm xây dựng đội ngũ Sĩ quan vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài.

PNQĐ

BÀI VIẾT NỔI BẬT