column_right getExtensions 1735658106-1735658106

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1735658106-1735658106

QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG: NHỮNG TRƯỜNG HỢP BỎ PHIẾU KÍN

QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG: NHỮNG TRƯỜNG HỢP BỎ PHIẾU KÍN

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:12-12-2024

Quy chế bầu cử trong Đảng:
NHỮNG TRƯỜNG HỢP BỎ PHIẾU KÍN

Ngày 10-10-2024, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành quy chế bầu cử trong Đảng. Quy chế quy định phạm vi, đối tượng, nguyên tắc áp dụng và quy định rõ hình thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay biểu quyết trong các trường hợp bầu cử.

Theo đó, quy chế bầu cử này được áp dụng đối với việc bầu cử tại đại hội chi bộ, đại hội đảng bộ các cấp; bầu cử ở hội nghị ban chấp hành, hội nghị ủy ban kiểm tra.

Riêng bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng do Đại hội quyết định.

Quy chế bầu cử này được vận dụng khi cấp ủy, tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

Nguyên tắc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp ủy có thẩm quyền theo quy định.

Đối với hình thức bầu cử, quy chế đưa ra 2 hình thức là bỏ phiếu kín và biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết).

 

Các trường hợp bỏ phiếu kín

  • Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy); bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  • Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy.
  • Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
  • Bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
  • Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
  • Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
  • Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

 

Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết)

Hình thức biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu).
  • Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

Hoàng Đan

BÀI VIẾT NỔI BẬT