column_right getExtensions 1734885786-1734885786

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1734885786-1734885786

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ, SỬ DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG NỮ

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ, SỬ DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG NỮ

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:16-12-2024

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ, SỬ DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG NỮ

Hiện nay, đội ngũ nữ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động ở nước ta. Để khơi dậy tiềm năng, thế mạnh và hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phát triển, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội ban hành tháng 6/2017 đã nêu rõ nguyên tắc hỗ trợ của Luật là "Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn".

Để các nữ doanh nhân biết được mình có nằm trong nhóm đối tượng được ưu tiên hỗ trợ hay không, trước hết, cần phải xác định được thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ.

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ được xác định thông qua 02 tiêu chí sau: Là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong doanh nghiệp của một hoặc nhiều phụ nữ từ 51% trở lên, trong đó có ít nhất một người quản lý điều hành doanh nghiệp đó.

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ được xác định thông qua 02 tiêu chí sau: Là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tỷ lệ lao động nữ: trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động: số lao động nữ chiếm 50% trở lên trên tổng số lao động; hoặc trường hợp doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở lên: số lao động nữ chiếm từ 30% trở lên trên tổng số lao động.

 

Các chính sách hỗ trợ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ

Ngoài những chính sách hỗ trợ như đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thông thường, căn cứ theo Điều 4, Điều 13 và Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, DNNVV do phụ nữ làm chủ hoặc DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ còn được hưởng những chính sách hỗ trợ sau:

 

Nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ

Khi cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV quyết định số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện được nhận hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc sau: DNNVV nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước; DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ và DNNVV là doanh nghiệp xã hội được hỗ trợ trước.

Như vậy, khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ để nhận hỗ trợ trong cùng một thời điểm thì DNNVV do phụ nữ làm chủ và DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được ưu tiên hỗ trợ trước.

 

Những hỗ trợ cụ thể

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội ban hành tháng 6-2017 nêu rõ nguyên tắc hỗ trợ của Luật là "Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn";

Để cụ thể hóa nguyên tắc này, tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa có một số chính sách hỗ trợ ưu tiên hơn như:

  • Khoản 2, Điều 13 của Nghị định, đối với nội dung hỗ trợ tư vấn "Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ;
  • Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ;
  • Hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa hoặc không quá 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa sử dụng nhiều lao động nữ".
  • Nội dung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Điều 14 của Nghị định quy định: "Miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ; Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khoá đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ".
  • Ngoài ra, tại Điều 11 của Nghị định này còn hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, không phân biệt giới "Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa;
  • Hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 20 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ; Không quá 50 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa;
  • Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
  • Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, ngoài việc được hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh; DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ còn được hỗ trợ miễn học phí cho học viên khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.

Với các nội dung hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khoá đào tạo tại doanh nghiệp nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp.

Đây là những chính sách, quy định hỗ trợ thiết thực và ý nghĩa, các DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ nên tận dụng để vận hành, phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy
(Công ty Luật TNHH Châu Phong, Thuộc đoàn Luật sư Hà Nội)

 

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được hướng dẫn tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP như sau:

(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

(2) Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại mục (1).

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại mục (1).

(3) Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại mục (1) và (2).

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại mục (1) và (2).

BÀI VIẾT NỔI BẬT