column_right getExtensions 1726147956-1726147956

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1726147956-1726147956

GHI ÂM XÁC NHẬN MƯỢN TIỀN CÓ ĐƯỢC XEM LÀ BẰNG CHỨNG TRƯỚC TÒA?

GHI ÂM XÁC NHẬN MƯỢN TIỀN CÓ ĐƯỢC XEM LÀ BẰNG CHỨNG TRƯỚC TÒA?

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:12-08-2024

GHI ÂM XÁC NHẬN MƯỢN TIỀN CÓ ĐƯỢC XEM LÀ BẰNG CHỨNG TRƯỚC TÒA?

BẠN ĐỌC HỎI: Bạn tôi mượn tôi số tiền lớn, do tin tưởng bạn nên tôi không làm giấy vay nợ. Tôi có ghi âm việc bạn thừa nhận vay tiền của tôi. Vậy nay bạn không chịu trả nợ, tôi kiện ra tòa đòi thì có thể dùng phần ghi âm này làm bằng chứng không?

TRẢ LỜI:

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đương sự có yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp được pháp luật quy định khác (người tiêu dùng khởi kiện theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người lao động trong vụ án lao động…).

Cũng theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, điều 95 về xác định chứng cứ thì:

  1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
  2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
  3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
  5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
  6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

Như thế, tài liệu ghi âm, ghi hình được coi là chứng cứ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Để cẩn trọng, trước khi giao nộp cho tòa tài liệu ghi âm, ghi hình, anh có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng.

Lưu ý khi giao nộp tài liệu, chứng cứ cho tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của tòa án.

Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.

Trường hợp đương sự nghi ngờ tính chính xác, khách quan, trung thực của tài liệu, chứng cứ giao nộp cho tòa án thì có quyền yêu cầu tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị tòa án trưng cầu giám định nhưng tòa án từ chối yêu cầu của đương sự.

Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Luật sư Vũ Quang Đức
(Đoàn luật sư TP.HCM)

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:9
Trong ngày:4400
Trong tuần:13702
Trong tháng:41236
Cả năm:1751667
Tổng lượt xem:6062105