column_right getExtensions 1713565725-1713565725

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1713565725-1713565725

TÔ THẮM TRUYỀN THỐNG, VỮNG BƯỚC TIẾN LÊN

TÔ THẮM TRUYỀN THỐNG, VỮNG BƯỚC TIẾN LÊN

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:29-09-2022

Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2022);
12 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10)

TÔ THẮM TRUYỀN THỐNG,
VỮNG BƯỚC TIẾN LÊN

Nhìn lại chặng đường 92 năm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chúng ta có thể tự hào rằng, phát huy truyền thống “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”, Phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến to lớn, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Cùng với những chiến công in đậm dấu ấn trong lịch sử dựng nước và giữ nước, còn có biết bao cống hiến lặng thầm nhưng không thể tách rời với mỗi bước thăng trầm của lịch sử cách mạng. Đó là sự tận tâm của người bà, người mẹ, người vợ, trong mỗi gia đình với vai trò giữ gìn tổ ấm, sinh ra, nuôi dưỡng nên những người anh hùng, làm nên chiến thắng oanh liệt cho non sông, đất nước; gìn giữ, trao truyền bản sắc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc cho muôn đời sau.

Trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, phụ nữ nước ta từ thân phận nô lệ, tôi đòi, đã dũng cảm vượt lên những ràng buộc hà khắc của chế độ phong kiến, vừa tham gia đấu tranh cách mạng, vừa xây dựng bảo vệ cuộc sống gia đình, tiêu biểu như nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941). Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, phụ nữ miền Nam kiên cường đấu tranh trực diện với quân thù trên cả mặt trận chính trị và quân sự, với tinh thần “còn cái lai quần cũng đánh”. Ở miền Bắc, phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ phát triển sâu rộng, chị em thi đua “chắc tay cày, vững tay súng”, vừa hăng hái lao động sản xuất chi viện cho chiến trường, vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ hậu phương lớn. Dù ở bất kỳ nơi đâu, bên cạnh những cống hiến và đóng góp lớn lao, người phụ nữ vẫn thực hiện tốt thiên chức làm vợ, làm mẹ. Điển hình tại Trà Vinh, có chị Nguyễn Thị Út (Út Tịch) - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - vừa ra trận quyết sống mái với kẻ thù, vừa nuôi dạy đàn con 9 đứa kiên cường như mẹ. Chị Út để lại một tượng đài bất khuất về “Người mẹ cầm súng”, tiêu biểu cho phụ nữ cả nước, với dũng khí “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”! Trên hậu phương lớn miền Bắc, người phụ nữ vừa là mẹ, vừa là cha, với tinh thần “hạt gạo cắn đôi”, họ vén khéo nuôi dạy con cái, gìn giữ gia phong để người đàn ông yên tâm ra trận, chiến đấu chống kẻ thù. Những phẩm chất đó góp phần tạo nên sự toàn diện, trọn vẹn truyền thống tốt đẹp của người Phụ nữ Việt Nam. Họ đã gìn giữ gia đình hạnh phúc, với tư cách là những tế bào khỏe mạnh của xã hội, làm nền tảng, chỗ dựa quan trọng góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi vẻ vang.

Trong giai đoạn cách mạng mới, đời sống xã hội đã có sự biến động nhanh chóng và không ngừng. Người phụ nữ đứng trước những thách thức mới, nhiều chiều, mạnh mẽ trong việc giữ gìn “ngọn lửa hạnh phúc” gia đình. Xuất phát từ vai trò của gia đình đối với xã hội và sự nghiệp cách mạng, ngày 24-6-2021, Ban Bí thư có chỉ thị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới”. Đảng ta khẳng định rõ, gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị dân tộc cho các thành viên. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Xây dựng gia đình hạnh phúc là trách nhiệm của các cấp ủy, hệ thống chính quyền, các cơ quan, ban ngành từ trung ương đến cơ sở; của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, với truyền thống là người giữ lửa trong gia đình, Phụ nữ Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng.

Gia đình quân nhân hạnh phúc có vai trò không thể thiếu của phụ nữ Quân đội
Ảnh minh họa: Mạnh Sơn

Trong nền tảng chung của gia đình Việt Nam hiện nay, các gia đình quân nhân cũng đang đứng trước những thách thức to lớn do những đổi thay của xã hội. Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình không ngừng phát triển trong điều kiện thu nhập, tiền lương có hạn độ; sự khác biệt tâm lý, tình cảm, tư tưởng giữa các thế hệ trong gia đình bởi thông tin bùng nổ, nhiều chiều; đa dạng, đa tầng trong các cấu trúc của môi trường văn hóa. Bên cạnh đó còn những tàn dư tư tưởng lạc hậu, những sản phẩm văn hóa độc hại chưa được loại trừ khỏi đời sống xã hội… Đó đều là những nguy cơ hiện hữu đe dọa phá vỡ sự gắn kết gia đình Việt với những truyền thống tốt đẹp vốn có.

Để xây dựng gia đình văn hóa quân nhân tồn tại, phát triển theo hướng vừa hòa nhập với xã hội hiện đại, vừa giữ vững và làm sâu sắc những nét đẹp truyền thống của gia đình Việt, người phụ nữ trong gia đình đóng vai trò trung tâm, chủ chốt. Phụ nữ Quân đội cần không ngừng nâng cao hiểu biết toàn diện và có năng lực thích ứng, hòa nhập môi trường xã hội; chủ động, tích cực, sáng tạo trong phát triển kinh tế gia đình, cân đối thu chi hợp lý, ổn định; giữ vai trò trung tâm quy tụ tình cảm gia đình; là tấm gương mẫu mực đạo đức và nguồn lực động viên các thành viên giữ vững phẩm chất, phát huy giá trị truyền thống con người Việt Nam, xây dựng gia đình “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.

Kỷ niệm ngày truyền thống Phụ nữ Việt Nam (20-10), bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ toàn quân hãy thiết thực chăm lo xây dựng gia đình “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” là thiết thực góp phần củng cố nền tảng xã hội vững chắc; thúc đẩy đất nước phát triển bền vững, trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

PHỤ NỮ QUÂN ĐỘI

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:3
Trong ngày:722
Trong tuần:2364
Trong tháng:2364
Cả năm:2364
Tổng lượt xem:2364