column_right getExtensions 1713518340-1713518340

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1713518340-1713518340

TẾT MIỀN TÂY

TẾT MIỀN TÂY

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:28-01-2023

TẾT MIỀN TÂY

Tôi sinh ra ở xứ Nghệ, năm tôi mười tám tuổi thì vào Nam, sinh sống ở thành phố mang tên Bác Hồ. Năm 2000, tôi về miền Tây ăn Tết. Thị trấn Ba Tri (Bến Tre) là nơi tôi đến với người dì làm giáo viên.

Dì tôi mua lại căn nhà của hai vợ chồng già neo đơn, ông bà cụ đều ngoại bảy mươi tuổi, không có con cái. Họ bán nhà để vào trại dưỡng lão, nơi có những nhân viên chăm sóc. Thế nhưng nơi hai cụ gắn bó cả cuộc đời cứ lưu luyến, dù mọi thủ tục đã xong nhưng họ muốn ăn một cái tết cuối trong căn nhà của mình.

Tình người miền Tây

Sau tất cả mọi thứ chuẩn bị cho cái tết sum vầy, thứ mà tôi chú ý nhất là mâm cơm chiều ba mươi tết của người miền Tây. Trên bàn thờ là thịt gà đã chặt rất đẹp, một cái bánh chưng, một đòn bánh tét. Đĩa rau xào, một tô canh khổ qua dồn thịt và một tô thịt kho tàu.

Các món ăn ngày tết của người miền Tây

Khi hương khói đã tàn thì mâm cơm được bày ra, cả nhà quây quần bên bàn ăn. Ông cụ rót mấy ly rượu nhỏ, mời mỗi người một ly. Ly rượu này như tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới, ông nói rằng người miền Tây mâm cơm chiều ba mươi bất kể nhà giàu hay nghèo món ăn gì có thể thiếu nhưng tô canh khổ qua nhồi thịt và nồi thịt heo kho tàu thì luôn có. Lúc này tôi mới quan sát kỹ tô canh khổ qua, màu xanh của trái vẫn như khi vừa mới hái. Nếm thử một miếng thì thấy thịt đã nhừ lớp vỏ khổ qua đã chín tới, vị béo bùi của thịt hòa quyện vào vị đắng rất ngon. Thịt kho tàu có lẽ làm tôi để ý nhất, màu thịt và trứng vàng đều (người dân hay gọi là màu cánh gián). Thịt mềm, cụ ông bảo ăn thịt kho tàu phải cắn miếng lớn ngập vào phần mỡ để cảm nhận độ béo và cả phần nạc bùi. Thịt nấu lâu nên gia vị rất thấm, mùi thơm quyện hòa đem lại cho người ăn một mùi vị rất riêng.

Thịt kho tàu – món ăn đặc trưng ngày Tết của người miền Tây

Tôi từng làm món này vài lần nhưng có lẽ đây là lần đầu được ăn món thịt kho tàu ngon đến thế, tỉ tê với cụ bà bảo để học thêm bí quyết. Bà bảo thịt phải mua thịt ba chỉ heo cỏ, nếu không thì mua ba chỉ phần dưới của nó. Thịt tươi đem về rửa sơ với nước muối, thái miếng vuông vắn khoảng 3cm để ráo nước. Củ hành đỏ, củ tỏi, một ít gừng, hai quả ớt đem giã nhuyễn. Cho một muỗng cà phê tiêu một ít bột nêm, một ít bột ngọt, khoảng nửa chén nước mắm ngon, đem hỗn hợp đó đánh lên cho thật đều rồi cho vào nồi ướp. Thịt ướp nên để ngoài trời nắng khoảng ba mươi phút xong đem để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng hai tiếng đồng hồ. Khi đem nấu với gia vị, thấy miếng thịt hơi bị sém thì đổ nước cốt dừa vào. Nước dừa đổ ngập phần thịt, lúc sôi thì bỏ trứng luộc đã lột vỏ vào. Cho vào nồi một ít tiêu nguyên hạt, thứ quyết định màu đẹp hay không là đường thắng. Đường cát đem thắng vừa phải không để cháy sẽ đắng, sau đó đun nhỏ lửa. Cứ liu riu thế khoảng một giờ đồng hồ là được, thấy màu thịt đẹp mắt thì tắt lửa và đem ra thưởng thức.

Chuẩn bị mâm cơm Tết chiều 30

Người dân Việt Nam nói chung và người dân miền Tây nói riêng đều chú trọng mâm cơm chiều ba mươi tết, nó không chỉ đơn thuần là món ăn, mà còn lưu giữ nét văn hóa cổ truyền, khép lại một năm cũ cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Hơn 20 năm đã trôi qua. Vợ chồng ông cụ nhượng lại căn nhà đã không còn nữa, nhưng tôi vẫn nhớ cái Tết vui và đầm ấm mà lần đầu tiên cảm nhận ở người miền Tây Nam Bộ.

NGUYỄN HÒA BÌNH
Ảnh minh họa: Internet

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:5
Trong ngày:17
Trong tuần:17
Trong tháng:17
Cả năm:17
Tổng lượt xem:17