column_right getExtensions 1732682190-1732682190

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732682190-1732682190

Ô TÔ, XE MÁY ĐI LÊN VỈA HÈ DO TẮC ĐƯỜNG CÓ BỊ PHẠT?

Ô TÔ, XE MÁY ĐI LÊN VỈA HÈ DO TẮC ĐƯỜNG CÓ BỊ PHẠT?

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:24-09-2024

Ô tô, xe máy đi lên vỉa hè do tắc đường có bị phạt?

Không khó để bắt gặp tình trạng xe máy di chuyển trên vỉa hè đường phố ở Hà Nội trong các khung giờ cao điểm

“Tại một số thành phố lớn, trong giờ cao điểm có tình trạng phương tiện xe máy, thậm chí cả ô tô di chuyển lên vỉa hè để tránh tắc đường. Vậy quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hành vi nói trên ra sao?", bạn đọc Nguyễn Hải Long, sống tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội hỏi.

Về nội dung này, luật sư Trương Anh Tuấn (đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, tại Khoản 2 Mục II phần 1 Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20-2-2008 (sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 16/2009/TT-BXD) nêu rõ hè (hay vỉa hè, hè phố) là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.

Trong khi đó, Khoản 1 Điều 9 Chương II Luật Giao thông đường bộ 2008 (Luật số: 23/2008/QH12 ngày 13-11-2008) nêu quy tắc chung như sau: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

“Như vậy, vỉa hè phục vụ chủ yếu cho người đi bộ. Người điều khiển xe máy, ô tô phải đi đúng làn đường, phần đường của mình. Các phương tiện khác đi trên vỉa hè đều là hành vi vi phạm luật giao thông, trừ việc đi lên vỉa hè để vào nhà”, luật sư Tuấn phân tích.

Về hình thức xử phạt, theo quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều 5 Mục 1 Chương II Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe ô tô không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

Đối với phương tiện xe máy, Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định này nêu rõ: người điều khiển xe máy không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà thì bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng.

Ngoài ra, người điều khiển ô tô đi trên vỉa hè còn bị còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Cũng liên quan tới nội dung này, căn cứ Khoản 1 Điều 82 Mục 2 Chương IV Nghị định 100/2019/NĐ-CP người có hành vi điều khiển ô tô, xe máy trên vỉa hè sẽ không bị tạm giữ phương tiện.

“Có thể nói, hành vi di chuyển xe máy, xe ô tô trên vỉa hè không chỉ trái quy định của pháp luật mà còn gây mất mỹ quan đô thị, trực tiếp tác động tiêu cực tới chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của vỉa hè, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đối với người đi bộ”, luật sư Tuấn nhấn mạnh.

Anh Tuấn

BÀI VIẾT NỔI BẬT