column_right getExtensions 1733301025-1733301025

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1733301025-1733301026

NGƯỜI DŨNG CẢM

NGƯỜI DŨNG CẢM

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:23-07-2022

NGƯỜI DŨNG CẢM

Có những công việc tưởng chừng như sẽ khó với phụ nữ, song với niềm say mê và sự tâm huyết, họ đã thành công. Đại tá PGS, TS. Trần Ngọc Anh - Chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu Học viện Quân y, là một trong những người như vậy.

Đại tá PGS. TS. Trần Ngọc Anh

Bộ môn Giải phẫu thường được gọi là bộ môn “xác ướp”, bởi môi trường học tập, nghiên cứu, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với formol, với thi thể người chết trong căn phòng lạnh lẽo. Từ trước tới nay, bộ môn có rất ít nữ bác sĩ về làm việc. Ấy vậy mà, PGS, TS. Trần Ngọc Anh đã gắn bó với bộ môn suốt hơn 23 năm qua. Các đồng nghiệp gán cho chị biệt danh “Người dũng cảm”.

Chị quan niệm, trong khoa học giải phẫu, không phân biệt nam hay nữ, muốn có kiến thức và thành thạo tay nghề thì phải chịu khó và biết trân quý những người đã hiến xác cho khoa học. Họ như “những người thầy thầm lặng” đã vượt lên những rào cản của xã hội và cả tâm linh để đem đến cho y học những tài liệu vô giá. Dẫu ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ có rất nhiều mô hình tiên tiến, hiện đại và những hình ảnh giải phẫu không gian ba chiều rất rõ... nhưng tiêu bản xác vẫn mãi là nguồn tài liệu giá trị nhất, không gì thay thế được đối với thầy trò ngành y. Nhưng muốn theo đuổi ngành giải phẫu thì cũng cần phải có lòng dũng cảm, lý trí mạnh mẽ và trái tim lương thiện. Có dũng cảm thì mới có thể vượt qua khó khăn về mặt tâm linh và không ngại khó, ngại bẩn, ngại môi trường làm việc độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe...

Nhớ lại buổi đầu tiên thực hành trên xác ướp, chị Ngọc Anh cũng như các bạn nữ trong lớp đều bị “sởn da gà”. Thậm chí trưa hôm ấy, nhiều học viên nữ đã không ăn được cơm bởi ám ảnh về thi thể người chết cùng với mùi formol nồng nặc. Nhưng sau buổi học đó, chị tự nhủ, giải phẫu là môn học rất quan trọng, có thể coi như là cột sống của ngành y. Môn học này sẽ định hướng, ứng dụng cho các môn học khác. Các bạn nam học được thì mình cũng học được. Nếu trốn tránh thực hành thì sẽ không nắm được kiến thức, không thể theo đuổi nghề y. Từ suy nghĩ đó, chị chăm chú thực hành, không còn sợ hãi. Kết thúc môn học, chị đạt kết quả xuất sắc.

Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành nội thần kinh nhưng chị Ngọc Anh lại được điều động về làm giảng viên Bộ môn Giải phẫu. Năm 2008, chị là nữ Chủ nhiệm Bộ môn trẻ nhất Học viện và cũng là nữ Chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu đầu tiên, duy nhất của Việt Nam thời điểm đó. Vừa quản lý, giảng dạy, nuôi con nhỏ, chị vừa tranh thủ học thêm lớp văn bằng 2 tiếng Anh vào các buổi tối trong tuần. Biết bao khó khăn, vất vả, song chị luôn lạc quan, hết lòng với công việc. Mỗi lần chuẩn bị bài giảng cho các học viên, từ sáng sớm hoặc buổi trưa thanh vắng, chị vào phòng tiêu bản một mình, lật ngược lật xuôi rồi xoay chuyển từng xác ướp để cẩn thận, tỉ mỉ tìm những tiêu bản đẹp, rõ nét, đầy đủ nhất nhằm minh họa cho học viên. Ngay cả khi bụng bầu vượt mặt, chị vẫn say sưa với những mô hình, tiêu bản, giải phẫu bộ phận cơ thể người, vừa tranh thủ nghiên cứu luận án tiến sĩ... Chị không ngủ trưa để tận dụng thời gian giải quyết công việc.

TS, bác sĩ Trần Ngọc Anh tại phòng thí nghiệm

Với sự tâm huyết, gương mẫu của chị, 06 năm qua, được sự đồng ý, ủng hộ của Ban Giám đốc Học viện Quân y và sự phối hợp của các cơ quan chức năng, hằng năm Bộ môn Giải phẫu đã tổ chức Lễ tri ân, tôn vinh những người hiến xác cho y học nước nhà và nhận được hơn 500 đơn đăng ký hiến xác. Với tính chất cổ điển của môn học, để tìm ra hướng đi mới cho sự phát triển của bộ môn, chị cùng các đồng nghiệp đã tích cực liên hệ, gắn kết giải phẫu với các chuyên ngành khác như: Lâm sàng nội - ngoại, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ, công nghệ gen... Nhờ vậy, bộ môn trở thành địa chỉ tin cậy, thu hút nghiên cứu sinh giải phẫu của cả nước. Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của chị và các đồng nghiệp, bộ môn đã có khoảng 20 nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ thành công trong 10 năm qua. Giờ đây, nhiều cựu nghiên cứu sinh của bộ môn đã ở các cương vị chủ chốt của các bệnh viện, nhà trường lớn, có uy tín trong cả nước.

Dù công việc rất bận rộn nhưng chị vẫn thu xếp thời gian hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, tranh thủ học tập, nghiên cứu mà vẫn quán xuyến việc nhà, đồng hành với con hằng ngày và còn tham gia ban đại diện cha mẹ học sinh để nắm chắc tình hình rèn luyện, học tập của các con. Giờ đây, chị có một tổ ấm hạnh phúc. Hai con gái ngoan ngoãn, học giỏi, trưởng thành…

Thiếu tá TS. Đặng Tiến Trường - Phó chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu, chia sẻ: Cô giáo Ngọc Anh nổi tiếng nghiêm khắc ở trên lớp nhưng rất thân thiện, gần gũi, tình cảm với các học viên trong đời thường. Đặc biệt, trong mỗi bài giảng, cô đều đưa ca dao, tục ngữ, cách nói hài hước, dí dỏm của dân gian để mềm hóa kiến thức khô khan, giúp học viên dễ nhớ, dễ thực hành. Có lẽ đó là “bí kíp” khiến cho nhiều học viên ra trường 5-10 năm sau vẫn nhớ tới bài giảng của cô.

Bài và ảnh: HÀ THANH MINH

BÀI VIẾT NỔI BẬT