column_right getExtensions 1726141771-1726141771

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1726141771-1726141772

MẸ EM LÀ CÔNG NHÂN CAO SU

MẸ EM LÀ CÔNG NHÂN CAO SU

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:17-12-2022

MẸ EM LÀ CÔNG NHÂN CAO SU

Nụ cười được mùa

Bên ngọn đèn nhỏ, trong căn nhà nhỏ có hai chị em cùng nhau ngồi học bài. Chùm sáng soi rọi từng con chữ nghiêng nghiêng trong tập vở bé xinh. Đứa em cúi sát mặt nhìn cho rõ, cùng với câu hỏi ngập ngừng, mẹ đã về chưa?

Cả hai chị em đều biết rõ câu trả lời. Mẹ là công nhân cao su thì sao về được. Mẹ bận trực ca, phải lao động dù ông mặt trời chớm thức hay ông trăng vui vẻ hiện lên chơi đùa.

Hai tâm hồn bé thơ.

Hai tâm hồn lớn trước tuổi. Đó là con của người làm bạn với cây cao su.

Tôi không nhớ nổi đã bao lần đứa em bé bỏng hỏi mình câu đó. Rõ là nó biết mẹ chưa về. Tôi lớp 8 rồi, cũng đủ lớn để hiểu. Mẹ nấu sẵn nồi cơm với ít thức ăn rồi vội vã đi cho kịp giờ. Mẹ kể, mẹ đi vào rừng cao su để làm công việc cạo mủ và chăm sóc cây. Tôi lo cho em ăn uống, rồi rửa bát, dọn dẹp nhà cửa. Công việc mà các bạn cùng trang lứa ở trên thành phố đều ngại thì với tôi rất bình thường, tôi luôn chăm chỉ. Tôi hiểu mình phải cố gắng nhiều hơn, để đỡ đần thêm cho mẹ, đó là suy nghĩ của nhiều đứa trẻ có mẹ làm công nhân cao su như tôi.

Hồi trước, mỗi ngày như thế, tôi đều tự hỏi mẹ đang ở đâu, làm gì? Hỏi mẹ, mẹ chỉ nhìn tôi trìu mến rồi nói rằng đây cũng là công việc bình thường, chỉ là vất vả hơn một chút. Hôm nọ, chú tổ trưởng của mẹ đến nhà, mang cho hai chị em nào vở, nào bút, còn khen mẹ nữa. Thế là đủ để tôi tự hào mẹ là người giỏi giang.

Hoa biên giới

Con mẹ, chỉ cần thế thôi. Chúng tôi hiểu mẹ, hiểu nỗi vất vả của người công nhân cao su, hiểu mẹ và các cô chú phải cố gắng như thế nào để làm ra sản phẩm, để giúp ích cho đơn vị và xã hội. Mẹ miệt mài dưới tán lá, để trông từng giọt mủ chảy xuống chén, nhưng luôn lo lắng cho hai đứa con. Không được ăn cơm cùng mẹ nhưng cả hai chị em vẫn luôn nghĩ mẹ ngồi đây. Tôi biết nhiều bạn khác nhỏ hơn còn không có được sự chăm sóc thường xuyên của cha mẹ nhưng vẫn chăm ngoan, học giỏi. Vâng, những đứa con của người mẹ làm cao su thì phải vậy.

Dòng nhựa ấm no

Bữa tối, bữa trưa rồi bữa sáng. Mẹ thường vắng nhà. Nên hai chị em tôi luôn bảo nhau ráng chăm chỉ hơn nữa để xứng đáng với công ơn của mẹ. Trong những ngày mẹ trực, tôi thấy mẹ dường như vội vã hơn, tập trung hơn. Cũng phải thôi vì ai mà chẳng có gia đình, đều phải vất vả chắt chiu sớm tối. Bởi vì tôi biết, nghề của mẹ cực kỳ vất vả. Cứ đầu khuya, những buổi mẹ vắng nhà, đó là lúc chúng tôi say ngủ. Mẹ biết, mẹ không hát ru, không kể chuyện cho hai đứa con bé bỏng, nhưng mẹ phải chịu muỗi đốt, phải đẫm mình trong sương. Mẹ cực khổ, miệt mài quá, nhưng đã hai mươi năm mẹ gắn bó với vườn cây ấy. Mẹ từng bảo, con hãy tự hào về nghề của mình khi con lớn lên. Và có lẽ trong tâm hồn non nớt của tôi cũng hiểu một chút cảm giác đó của mẹ. Và tôi biết, mỗi lần trực đêm ấy, mẹ làm việc như mang theo cái hồn của cây cao su, đặt cả tâm huyết của mình vào từng động tác, vượt qua mọi gian khó để hoàn thành nhiệm vụ, để lo cho chúng tôi nên người.

ĐINH THÀNH TRUNG
Ảnh minh họa: Đình Khoa - Ngọc Sơn

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:1
Trong ngày:3972
Trong tuần:13274
Trong tháng:40808
Cả năm:1751239
Tổng lượt xem:6061677