column_right getExtensions 1732221723-1732221723

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732221723-1732221723

NHỚ LỜI DI CHÚC, THEO CHÂN BÁC

NHỚ LỜI DI CHÚC, THEO CHÂN BÁC

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:11-11-2023

NHỚ LỜI DI CHÚC, THEO CHÂN BÁC

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), vị lãnh tụ thiên tài của Đảng Cộng sản Việt Nam, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của Người luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh và thi ca.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969)

Trước lúc ra đi gặp “cụ Các Mác, cụ Lênin”, Hồ Chí Minh để lại cho đồng bào, đồng chí trong cả nước bản Di chúc lịch sử với muôn vàn tình thân yêu, khẳng định niềm tin vững chãi vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đây là nguồn cổ vũ to lớn, thôi thúc toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục tiến lên, giành thắng lợi trọn vẹn trong kháng chiến giành độc lập, tự do, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngay sau ngày Bác Hồ “nhẹ bước tiên”, về với thế giới Người Hiền, trong niềm tiếc thương vô hạn của cả dân tộc, có rất nhiều tác phẩm thơ, nhạc sâu lắng, viết về Người với tất cả tấm lòng thành kính, ngưỡng mộ. Một trong những bài thơ ra đời khá sớm (6-9-1969), đi vào lòng người nhanh nhất, mạnh mẽ và sâu rộng nhất là bài “Bác ơi” của Tố Hữu. Đây là một áng thơ tuyệt bút hiếm có, diễn tả được tình cảm thiêng liêng của cả dân tộc đối với vị lãnh tụ thiên tài, người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân.

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...

Ôi! Phải chi lòng được thảnh thơi

Năm canh bớt nặng nỗi thương đời

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người”.

Hồ Chủ tịch nói chuyện với nhân dân Nam Định trong buổi mít tinh tại sân Quảng trường Hòa Bình, thành phố Nam Định, ngày 22-5-1963

Là một trong những học trò và là một cán bộ của Đảng giữ nhiều trọng trách, Tố Hữu được gần gũi Bác Hồ, hơn ai hết, ông thấu hiểu nỗi mất mát không gì sánh được của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Vì vậy, bằng tài năng đặc biệt, tầm khái quát của nhà thơ cộng sản cũng sâu sắc hơn, rộng hơn, song lại hết sức cụ thể.

Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải, hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.

Ở một góc độ khác, từ trải nghiệm cuộc đời đi theo cách mạng của mình, nhà thơ Thanh Tịnh (1911-1988) một người con xứ Huế, kịp có những câu thơ mộc mạc nhưng đầy ý vị. Bài thơ “Trăm năm nhớ một chuyến đò” kể lại, dựng lại một sự tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp, những năm tháng ở Việt Bắc, mỗi khi đi công tác, Bác Hồ thường cải trang, nên khó ai nhận biết. Bởi vậy, mới bất ngờ có chuyện Người lên cùng chuyến đò qua sông Lô. Một kỷ niệm đẹp ngỡ như trong mơ, dễ gì trong đời mấy ai có được?

Đó là Bác mà nào biết trước

Tưởng cụ già miền ngược sang sông

Dao rừng cài gọn bên hông

Gậy song cắp nách, túi vòng qua vai

… Đò tròng trành tôi đứng nghiêng nghiêng

Cụ già dáng rất dịu hiền

Đưa tay tôi vịn, tôi vin vững dần

Khi biết Bác, Bác lần đi khuất

Phía mé rừng phảng phất mưa bay…

…Trăm năm nhớ một chuyến đò

Chênh vênh lại được Bác Hồ cầm tay”.

Nhà thơ Thu Bồn (1935-2003) đã kịp “Gởi lòng con đến cùng Cha”, thay lời cho những người con miền Nam trong lửa đạn, bày tỏ nỗi đau quặn thắt. Một bài thơ lục bát thật nhuần nhuyễn, dung dị mà dạt dào xúc động.

Có người thợ dựng thành đồng

Đã yên nghỉ tận sông Hồng mẹ ơi

Con đi dưới một vòm trời

Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin

Đã ngừng đập một quả tim

Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng

Bác là Bác Hồ Chí Minh

Qua lòng Bác thấm nghĩa tình bạn ta”.

Cùng chung nỗi niềm của đồng bào, đồng chí miền Nam trên tuyến đầu đánh giặc, nhà thơ Hoài Vũ, tác giả của những “Vàm Cỏ Đông”, “Anh ở đầu sông, em cuối sông”, “Đi trong hương tràm”… nổi tiếng, ngay trong ngày 3-9-1969, ông đã gạt nước mắt viết nên những vần thơ xúc động “Kính dâng lên Bác”.

Ơi miền Nam, trên hai mươi năm trời đánh giặc

Có đêm ngày nào không nhìn ra phương Bắc

Có trái tim nào không ôm theo hình Bác

Mà trút căm hờn trên đầu súng, mũi chông

Mà trải yêu thương lên sông núi, ruộng đồng”.

Liền đó, tác giả khẳng định mệnh lệnh của trái tim, tiền tuyến xốc tới, biến đau thương ngút ngàn thành hành động cách mạng:

Khi đất nước vấn vương tình nghĩa Bác

Là đất nước đã hiểu mình tròn vẹn nhất

Súng chắc tay, con cháu Bác lên đường

Sáng tiễn Bác đi, chiều tất cả ra chiến trường”.

Bác Hồ với các anh hùng, dũng sĩ miền Nam

Với lối tư duy khúc triết, nhiều tìm tòi mới lạ, khác nhiều so với mạch thơ chung lúc bấy giờ, nhà thơ Việt Phương (1928-2017) đã khắc họa chân dung lãnh tụ trong “Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương”:

Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ

Tránh nói chữ to và đi rất nhẹ cả trong vườn

Tim đau hết nỗi đau người ở chân trời góc bể

Bác không bằng lòng gọi trận đánh chết nhiều người là “đánh đẹp”

Con xóa chữ “đẹp” đi như xóa sự cạn hẹp trong lòng con

Thêm hiểu lòng Người đối với quân thù như sắt thép

Mà tình thương mênh mông ôm hết mọi linh hồn

Ôi lòng Bác bao la trong Di chúc

Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường

Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất

Người được thương trên tất cả người thương

Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc

Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường”.

Những ngẫm ngợi có phần muộn hơn một chút, ấy là bài “Thấm trong Di chúc” của Vũ Quần Phương, được viết tháng 12-1969. Nhà thơ chọn cách tiếp cận bình dị nhưng không kém phần sâu lắng.

Nghĩ việc gì Bác cũng nghĩ từ dân

Nói về Đảng cũng vì dân mà nói

Nước còn giặc, dân còn khi lạnh đói

Bác đắng lòng trong mỗi miếng cơm ăn,

Ôi giọng Người hiền như giọng cha ông

Cứ mộc mạc mà thấm vào lòng mãi mãi,

Con nghe Bác hiểu thêm tầm thời đại

Sáng thêm lòng nhân ái Việt Nam ta”.

Với văn học, nghệ thuật càng có độ lùi về thời gian thì sự chiêm nghiệm càng rộng và đằm sâu hơn. Nối tiếp đỉnh cao trong “Bác ơi”, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Tố Hữu có thêm “Theo chân Bác”, khá dài, được viết theo thể thơ thất ngôn, vừa cổ kính lại vừa hiện đại, khái quát toàn bộ thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của vị lãnh tụ “đầu đội trời, chân đạp đất Việt Nam và tâm hồn lộng gió thời đại”:

Vì sao? Trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

Như một niềm tin, như dũng khí

Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh.

Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta

Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình, cho hết thảy

Như dòng sông chảy, nặng phù sa.

 

Như đỉnh non cao tự giấu mình

Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh

Bác mong con cháu mau khôn lớn

Nối gót ông cha, bước kịp mình”.

Nhưng quan trọng hơn cả là nhà thơ Tố Hữu đã gieo vào lòng bạn đọc, một niềm tin vững chãi, thôi thúc họ luôn hướng về phía trước và không ngừng phấn đấu, như nhiều năm gần đây trở thành cuộc vận động lớn “Sống, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đó không chỉ là tâm sự mà còn là niềm mong ước của mỗi người Việt yêu nước, thương nòi.

Còn những ai chưa được một lần

Trong đời, gặp Bác? Hãy nhanh chân

Tiến lên phía trước! Trên cao ấy

Bác vẫn đưa tay đón lại gần…”.

Mãi sau ngày non sông liền một dải, là một tên tuổi lớn trên thi đàn Việt Nam hiện đại, nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989) mới cho công bố bài “Di chúc của Người” vào tháng 3-1976. Trở về với những suy tư tinh tế, giàu tính triết lý về con người, về lãnh tụ, thi sĩ viết:

Ôi muôn vàn tình thương yêu tỏa ra từ lúc ấy

Muôn vàn tình thương yêu tràn lên khắp núi sông

Ngỡ như trên nghìn đỉnh non cao, vạn dòng nước chảy

Có tình thương của Bác bao trùm

Mắt rưng lệ, ta đọc Di chúc Người từng câu từng chữ

Ngỡ như trước mắt, trên cao đâu đó, Bác nhìn”.

Hình ảnh người Cha già dân tộc luôn trong trái tim mỗi người dân đất Việt

Đến nay, đã hơn nửa thế kỷ, Bác Hồ đi xa, khó có thể điểm hết có bao nhiêu cuốn sách, bao nhiêu vở kịch cùng những bộ phim xoay quanh hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, được ra mắt công chúng. Đó thực sự là điều vô cùng kỳ diệu và hết sức tự hào bởi di sản cực kỳ quý báu mà Người để lại cho non sông, đất nước Việt Nam, cho muôn đời con cháu mai sau.

Xin được mượn những câu thơ của Tố Hữu để khép lại bài viết nhỏ này.

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”.

NGUYỄN MINH TUÂN
Ảnh minh họa: Internet

BÀI VIẾT NỔI BẬT