column_right getExtensions 1730283560-1730283560

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1730283560-1730283560

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI DỪNG ĐỖ TRÊN CAO TỐC GÂY TAI NẠN?

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI DỪNG ĐỖ TRÊN CAO TỐC GÂY TAI NẠN?

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:10-09-2024

Trách nhiệm pháp lý khi dừng đỗ trên cao tốc gây tai nạn?

Các vụ tai nạn vừa qua một lần nữa nhấn mạnh việc không những phải tuân thủ nghiêm luật Giao thông đường bộ, các tài xế cũng cần nắm chắc văn hóa làn đường, văn hóa nhường đường, văn hóa tốc độ và cả văn hóa ra khỏi cao tốc.

Ngày 14-7, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" liên quan tới vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 11 người bị thương, 3 xe ô tô hư hỏng nặng.

Trước đó, khoảng 09h00 ngày 11-7, tại Km49 + 400 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, chiều Hà Nội đi Hải Phòng, thuộc địa phận thị trấn Gia Lộc (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) xảy ra vụ tai nạn giữa 3 xe ô tô đi cùng chiều. Nguyên nhân ban đầu xác định, xe ô tô 16 chỗ BKS 15F - 006.78 do anh Q.V.L điều khiển va chạm vào phía sau cùng chiều với xe ô tô bán tải BKS 38C - 195.83 do anh Đặng Quốc Hoàng lái, phanh gấp.

Sau va chạm, 2 xe dừng trên làn đường số 1 (sát dải phân cách). Anh Hoàng và anh T.T.A sau đó xuống xe tranh cãi với anh Q.V.L tại khu vực đầu ô tô BKS 15F - 006.78 thì bị ô tô 7 chỗ BKS 30K - 757.00 do Trần Ngọc Thế điều khiển cùng chiều và đâm vào phía sau ô tô BKS 15F - 006.78, tiếp tục dồn xe đâm anh T.T.A và anh Q.V.L, gây tử vong tại chỗ.

Hiện trường vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ngày 11/7/2024. (Ảnh: Công an tỉnh Hải Dương)

Nhiều bạn đọc muốn biết quy định, quy tắc an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm, sự cố giao thông trên cao tốc.

Luật sư Nguyễn Văn Kỹ (đoàn luật sư tỉnh Bắc Ninh) cho biết, cần làm rõ hành vi dừng đỗ xe của 2 tài xế trên làn cao tốc và hành vi thiếu chú ý quan sát của người điều khiển xe 7 chỗ. Trách nhiệm của các bên liên quan cần chờ kết luận cuối cùng từ cơ quan chức năng.

Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 38 Chương II Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (Số: 23/2008/QH12 ngày 13-11-2008), người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo vệ hiện trường;

b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Theo Khoản 3 Điều 18 Chương II Luật giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

Cũng theo Luật sư Nguyễn Văn Kỹ: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải làm chủ tốc độ, chú ý quan sát và giữ khoảng cách với xe phía trước, chủ động giảm tốc độ đến mức thấp nhất nếu gặp chướng ngại vật phía trước hoặc có thể dừng lại....

Như vậy, từ vụ việc trên cho thấy đã có những vi phạm về Luật an toàn giao đường bộ. Những cá nhân vi phạm và các hành vi vi phạm, tùy theo mức độ và trường hợp vụ thể sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với thiết kế 6 làn xe, 2 làn khẩn cấp được mô tả là tuyến đường hiện đại nhất Việt Nam. (Ảnh AN CÔNG)

Từ góc độ đơn vị quản lý đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, ông Nguyễn Huy Thiêm, Phó trưởng Phòng Kỹ thuật của Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) cho biết nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường cao tốc thời gian gần đây cho thấy, một bộ phận tài xế đang thiếu kỹ năng khi điều khiển phương tiện dẫn đến việc xử lý khi xe gặp sự cố hoặc tai nạn giao thông của tài xế còn yếu, dẫn đến nguy hiểm cho chính lái xe và người tham gia giao thông.

Khi gặp sự cố trên đường cao tốc hoặc quốc lộ, người tham gia giao thông cần chú ý quan sát, bật đèn xi nhan, cố gắng từ từ di chuyển từng làn một đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy cho đến khi vào sát bên phải phần đường xe chạy hoặc làn dừng xe khẩn cấp (nếu có), bật xi nhan cảnh báo; tài xế xuống xe (mặc áo phản quang vào ban đêm) và đặt ngay 3 chóp nón hoặc biển tam giác phản quang… phía sau xe để cảnh báo với khoảng cách 100m trên cao tốc.

“Lái xe không được tự ý đi bộ trên đường cao tốc, phải đứng ngoài dải tôn hộ lan để đảm bảo an toàn. Sau đó khẩn trương liên lạc đến đường dây nóng để được hỗ trợ”, ông Thiêm cho hay.

Các vụ tai nạn nói trên một lần nữa nhấn mạnh việc không những phải tuân thủ nghiêm luật Giao thông đường bộ, các tài xế cũng cần nắm chắc văn hóa làn đường, văn hóa nhường đường, văn hóa tốc độ và cả văn hóa ra khỏi cao tốc.

“Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần khắc phục các bất cập trong tổ chức lưu thông trên đường cao tốc, phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đáp ứng cho việc hình thành văn hóa giao thông như biển báo, chỉ dẫn…, đẩy mạnh việc tuyên truyền trật tự an toàn giao thông, vận động các cơ quan, đơn vị tạo dư luận lên án đấu tranh với những biểu hiện thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông…”, luật sư Kỹ nhấn mạnh.

Anh Tuấn

BÀI VIẾT NỔI BẬT