column_right getExtensions 1733435822-1733435822

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1733435822-1733435822

Ô TÔ ĐI TRỜI MƯA KHÔNG BẬT ĐÈN CÓ VI PHẠM?

Ô TÔ ĐI TRỜI MƯA KHÔNG BẬT ĐÈN CÓ VI PHẠM?

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:20-09-2024

Ô tô đi trời mưa không bật đèn có vi phạm?

Xe ô tô, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy được phép tham gia giao thông là phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu... Nhiều bạn đọc muốn biết mức xử phạt nếu các phương tiện xe cơ giới không bật đèn khi tham gia giao thông vào ban đêm, khi điều kiện thời tiết bất thường theo quy định?

Xét về góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Kỹ (Đoàn luật sư tỉnh Bắc Ninh) cho biết, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, hầu hết đều quy định tài xế điều khiển ô tô và các phương tiện xe cơ giới khi tham gia giao thông vào ban đêm, khi điều kiện thời tiết bất thường phải bật đèn.

Theo Khoản 1 Điều 53 Chương IV Luật giao thông đường bộ 2008 (Luật số: 23/2008/QH12 ngày 13-11-2008) quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng nêu rõ người điều khiển các loại phương tiện cơ giới (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, máy kéo, xe máy chuyên dùng...) bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong một số trường hợp và theo khung giờ nhất định, cụ thể:

Điều khiển xe trong hầm đường bộ, buộc phải bật đèn chiếu sáng; Điều khiển xe di chuyển trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, quy định với mọi khung thời gian.

Điều khiển xe di chuyển vào ban đêm, trong điều kiện thời tiết bình thường, không thuộc trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ, bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau.

Tuy nhiên, nếu đèn xe bất ngờ bị hỏng trong thời gian theo quy định phải bật lại được hiểu khá chung chung bởi người điều khiển không thể biết trước đèn xe bị hỏng, hoặc lực lượng chức năng cũng không biết được đèn vừa gặp sự cố hay từ trước đó.

“Do đó, khó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính”, luật sư Kỹ phân tích.

Trong các vụ va chạm/tai nạn giao thông, nhiều trường hợp người điều khiển ô tô không nhận biết được tình thế nguy hiểm khi xe máy di chuyển trong điểm mù của ô tô hoặc do thời tiết xấu. Một số ý kiến cho rằng cần nghiên cứu, đánh giá và xem xét cụ thể quy định pháp luật bởi nó phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của từng mùa, từng vùng tại Việt Nam. Cụ thể, tại khu vực đô thị thường có lượng ánh sáng (đèn đường, đèn thắp sáng nhà dân, nhà cao tầng, khu mua sắm, thương mại…) khá lớn, nếu có sương mù thì cũng ở mức độ thấp, không ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn của người tham gia giao thông. Ngược lại, vào những ngày nắng, việc bật đèn chiếu sáng ô tô dù là đèn chiếu gần cũng gây cảm giác nóng nực, gây tâm lý ức chế với các phương tiện ngược chiều.

Trong trường hợp có đủ bằng chứng chứng minh vi phạm của người điều khiển xe ô tô với lỗi không bật đèn chiếu sáng theo quy định, Điểm g Khoản 3 Điều 5 Mục 1 Chương I Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rõ: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.

Bên cạnh đó, nếu người lái xe không bật đèn theo quy định mà gây ra tai nạn giao thông thì bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng theo quy định tại Điểm c Khoản 11 Điều 5 Mục 1 Chương I Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng còn có thể bị xem xét xử lý hình sự.

Có thể nói, cảm biến đèn xe ô tô là sản phẩm hữu ích bởi có thể tự động điều chỉnh phù hợp với môi trường xung quanh, giúp người lái tránh quên bật đèn xe khi trời tối, vừa giảm thiểu nguy hiểm do thiếu ánh sáng khi tham gia giao thông vừa tránh bị vi phạm. Trước đây, đèn pha tự động thường chỉ được trang bị trên những dòng xe sang như: Mercedes, Audi, BMW, Lexus...; song hiện nay, nhiều dòng xe phổ thông của các hãng như: Toyota, Honda, Kia, Hyundai, Mitsubishi... có lắp thiết bị này. Tuy nhiên, các mẫu xe giá rẻ, phiên bản xe giá rẻ thì vẫn chưa có, chủ xe có thể chủ động lắp thêm.

Do đó, luật sư Kỹ khuyến cáo, để đảm bảo an toàn, đồng thời tránh bị xử phạt, các lái xe nên:

  • Chủ động bật đèn chiếu sáng ô tô khi trời tối, không nhất thiết phải đúng khung giờ theo quy định; nếu xe có đèn pha tự động (auto), nên sử dụng chế độ này cho đỡ quên.
  • Luôn bật đèn ở chế độ chiếu sáng gần (cos) khi đi trong thành phố, khu đông dân cư;
  • Trên đường cao tốc có dải phân cách cao, tài xế được sử dụng đèn chiếu xa để có tầm nhìn tốt nhất;
  • Trên đường quốc lộ không có dải phân cách, có thể sử dụng đèn pha khi vắng xe và về cos ngay khi có xe đối diện hoặc đi sát phía sau của một xe khác;
  • Với các cung đường đèo dốc quanh co, nên sử dụng đèn ở chế độ chiếu sáng xa. Điều này vừa giúp tăng tầm nhìn cho lái xe, vừa giúp phương tiện khác phát hiện sớm có xe phía trước, nhưng khi có xe đối diện phải lập tức hạ xuống cos;
  • Nếu muốn vượt các xe cùng chiều, tài xế có thể nháy đèn pha để xin nhường đường;
  • Trong trường hợp trời mưa to, sương mù dày đặc, nên bật đèn chiếu sáng kết hợp với đèn báo hiệu khẩn cấp để đảm bảo an toàn.

Anh Tuấn

BÀI VIẾT NỔI BẬT