column_right getExtensions 1732356748-1732356748

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732356748-1732356748

CẢN TRỞ VIỆC ĐI HỌC CỦA TRẺ EM BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

CẢN TRỞ VIỆC ĐI HỌC CỦA TRẺ EM BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:31-08-2024

CẢN TRỞ VIỆC ĐI HỌC CỦA TRẺ EM BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Điều 16 Luật Trẻ em 2016 quy định về quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu như sau:

  1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
  2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Điều 26 Chương II Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em quy định về vi phạm quy định về quyền được giáo dục của trẻ em như sau:

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    • a) Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;
    • b) Cố ý không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật;
    • c) Không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của trẻ em.
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:

Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 củaNghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.

Như vậy, hành vi cản trở việc đi học của trẻ em có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức theo các quy định được trích dẫn ở trên.

BÀI VIẾT NỔI BẬT