column_right getExtensions 1732208857-1732208857

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732208857-1732208857

CÁC PHONG TRÀO NỮ QUYỀN TRÊN THẾ GIỚI

CÁC PHONG TRÀO NỮ QUYỀN TRÊN THẾ GIỚI

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:30-05-2023

CÁC PHONG TRÀO NỮ QUYỀN TRÊN THẾ GIỚI

Bất bình đẳng giới là yếu tố chính cản trở phụ nữ phát huy hết năng lực và khả năng của bản thân. Một xã hội phát triển thịnh vượng, cân bằng sẽ không thể đạt được chừng nào chưa có bình đẳng giới. Phong trào nữ quyền nhằm đấu tranh cho phụ nữ có cơ hội phát triển mọi khả năng của mình mà không bị cản trở bởi những định kiến lỗi thời.

Olympe de Gouges - nhà tiên phong của phong trào nữ quyền

Phong trào nữ quyền thứ nhất

Diễn ra vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong lịch sử, các quan điểm, tư tưởng manh nha phê phán sự bất bình đẳng nam nữ đã xuất hiện từ khá sớm. Tuy nhiên, từ sau Hội nghị lần thứ nhất về các quyền phụ nữ được tổ chức năm 1848 tại New York, thì các cuộc đấu tranh về tình trạng đối xử bất bình đẳng ở nhiều nước phương Tây mới trỗi dậy mạnh mẽ và trở thành phong trào nữ quyền có tổ chức đầu tiên. Nó được ghi dấu với sự ra đời của cuốn sách “A Vindication of the Rights of Woman” (Biện minh cho quyền phụ nữ) của Mary Wollstonecraft (Nhà văn, nhà triết học và nhà bảo vệ quyền phụ nữ người Anh, năm 1872) và các phong trào đấu tranh mạnh mẽ cho quyền bầu cử của phụ nữ ở Mỹ...

Các nhà nữ quyền thời kỳ này quan tâm đấu tranh cho những quyền lợi của người phụ nữ ở cả hai lĩnh vực công cộng và riêng tư. Ở lĩnh vực công cộng, họ muốn phụ nữ nhanh chóng khẳng định được các quyền về bầu cử, giáo dục, tài sản và các quyền liên quan đến nghề nghiệp. Đầu thế kỷ XX, phong trào nữ quyền ở Pháp, Anh, Mỹ, đòi quyền chính đáng này cho phụ nữ. Mặc dù nhiều quốc gia đã ghi nhận quyền bình đẳng về chính trị, bình đẳng trong bầu cử, ứng cử đối với mọi công dân (tức là bao gồm cả nữ giới) từ khá sớm, song trên thực tế, phụ nữ vẫn chưa được nhận những quyền đó. Đây là sự đối xử bất bình đẳng lớn đối với giới nữ. Ở lĩnh vực riêng tư, các nhà nữ quyền đã tập trung nhiều hơn vào quyền “sở hữu” thân thể của người phụ nữ; đồng thời, đưa ra cách nhìn nhận và những quan điểm mới về quyền tự quyết định của phụ nữ trong việc phá thai, kiểm soát mức sinh, kế hoạch hóa gia đình, hôn nhân, hay sống độc thân...

Phong trào nữ quyền thứ hai

Diễn ra vào khoảng từ năm 1918 - 1968, trong bối cảnh phụ nữ đã giành được quyền bình đẳng trong bầu cử ở nhiều nước phương Tây, do sức mạnh của phong trào nữ quyền giai đoạn trước. Làn sóng này được ghi nhận bắt đầu với cuốn sách “The Second Sex” (Giới tính thứ hai) của Simone De Beauvoir (Nhà văn, nhà triết học người Pháp) vào năm 1949. Tác giả khái quát vị thế trong lịch sử và hiện hành của đàn bà trong thế giới phương Tây, trong đó đàn ông là giới tính thứ nhất, đàn bà luôn là giới tính thứ hai. Và chứng minh sự phân biệt giới, sự thống trị của đàn ông và sự tuân phục của đàn bà là hiện tượng mang tính xã hội được huyền thoại hóa, được xã hội duy trì và áp đặt trong suốt chiều dài lịch sử. Theo S. De Beauvoir, do thói quen tồn tại lâu đời, phụ nữ thường dễ chấp nhận vị trí phụ thuộc và không quan tâm thay đổi vị trí đó. Họ bị gắn với sự thấp kém, phi lý, yếu đuối và rụt rè... Vì vậy, để tạo sự bình đẳng thì không ai khác, chính phụ nữ phải giương cao ngọn cờ tự do, tự vượt lên chính mình chứ không phải trông chờ vào sự giải phóng từ bên ngoài. Phụ nữ cần phải tự ý thức về mình, luôn tự chịu trách nhiệm về bản thân mình, cuộc đời mình; họ phải mạnh mẽ vượt lên cái tôi thường nhật để đạt được tự do, khẳng định vị thế. Nhưng để giải phóng hoàn toàn phụ nữ, đòi hỏi trách nhiệm của chính nam giới và của toàn xã hội…

Cuốn sách “Feminine Mystique” (Sự huyền diệu của phụ nữ) năm 1963, của Betty Friedan (người Mỹ), được xem như một tuyên ngôn, nền tảng cho phong trào nữ quyền ở Hoa Kỳ cũng như phong trào nữ quyền trên thế giới. Cuốn sách đã làm thay đổi cái nhìn về vai trò của phụ nữ trong đời sống. Tác giả phỏng vấn 50 phụ nữ nội trợ thuộc tầng lớp trên - những người được coi là hạnh phúc nhất với cuộc sống vật chất và tinh thần ở mức cao trong xã hội và không bao giờ phải lo toan, vật lộn để kiếm sống. Trái với cách nhìn thông thường của xã hội, những người phụ nữ này không những không thấy hạnh phúc mà còn cảm thấy cực kỳ bất hạnh trong hôn nhân do làm việc quá sức với những việc không tên và hầu như không có quyền về tài sản. Họ tiết lộ về sự khốn khổ và thất vọng trước cuộc sống hiện tại. Đó là sự thất vọng về bản chất và hình thức của công việc nội trợ, sự tù túng với những lao động không được trả công trong gia đình, sự phụ thuộc về tài chính vào nam giới và sự hạn chế trong mối giao tiếp xã hội đã đè bẹp họ trong cuộc sống gia đình.

Một cuộc diễu hành vì quyền của phụ nữ ở Boston (Mỹ) tháng 8-1970

Phong trào nữ quyền thứ ba

Khởi đầu từ năm 1968, nhưng phong trào thực sự phát triển mạnh vào những năm 90 của thế kỷ XX, nhưng nó có liên quan chặt chẽ tới các tác động của toàn cầu hóa và sự phân bổ quyền lực tới sự phát triển, quyền và sự tiến bộ của phụ nữ, phản ánh sự đa dạng hóa các mối quan tâm và quan điểm của phụ nữ trong thời đại mới. Kêu gọi xây dựng một liên minh đoàn kết giữa các phong trào nữ quyền khác nhau, mở rộng thuyết đồng tính thành nhiều mảng như đồng tính nam, đồng tính nữ, chuyển đổi giới tính. Các nhà nữ quyền giai đoạn này tự tin rằng họ là những nhân tố xã hội tích cực, có khả năng, mạnh mẽ và quyết đoán. Họ tin tưởng vào một xã hội có nhiều cơ hội phát triển và ít phân biệt giới tính. Việc phụ nữ bị gạt ra ngoài dòng chảy phát triển đã kích thích tư tưởng và khả năng nghiên cứu của nhiều nhóm trí thức nữ. Họ trình bày quan điểm, cách nhìn nhận mới đối với vấn đề phụ nữ trong so sánh với nam giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, gia đình. Dựa vào các học thuyết xã hội học và tìm cách đưa vấn đề phụ nữ với tư cách là một nửa nhân loại, là một lực lượng xã hội quan trọng, các nhà nữ quyền đi sâu phân tích những vấn đề bất bình đẳng nam - nữ nảy sinh từ lâu trong các lĩnh vực khoa học, chính trị, kinh tế, văn hóa... hay vấn đề giáo dục nhận thức về xu hướng tình dục, HIV/AIDS, vấn đề lạm dụng, bạo lực, buôn bán tình dục... Nhờ vậy, các hoạt động thông tin, trao đổi về phụ nữ và giới phát triển rầm rộ hơn nhiều.

Diễu hành kỷ niệm ngày giành quyền bình đẳng giới tại Philippines năm 2008

Dẫu chưa phải đã toàn diện, song các phong trào nữ quyền kế tiếp nhau, đã góp phần thức tỉnh và giải phóng phụ nữ, trả lại quyền bình đẳng cho phụ nữ trong xã hội phát triển, hiện đại.

PHẠM HÙNG
Ảnh: Internet

BÀI VIẾT NỔI BẬT