column_right getExtensions 1714116378-1714116378

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1714116378-1714116378

BÁNH ĐÚC ĐỔ SÀNG

BÁNH ĐÚC ĐỔ SÀNG

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:05-05-2023

BÁNH ĐÚC ĐỔ SÀNG

Mỗi khi nhớ quê, tôi lại thèm món bánh đúc do chính tay mẹ làm. Ở các làng quê trước đây, chẳng riêng gì mẹ tôi, mà bất cứ người phụ nữ nào cũng thuộc “nằm lòng” công thức chế biến.

Bánh đúc gợi nhớ vị quê

Thường sau vụ gặt, mẹ tôi nấu nồi bánh đúc cho cả nhà thưởng thức. Gạo để làm bánh đúc là số gạo tấm mẹ dành dụm sau mấy lần xát gạo, gom lại chờ dịp. Mẹ bảo nhất định phải là gạo tấm và gạo mùa mới, khi nhựa gạo còn tươi thì đem làm bánh đúc mới ngon, mới có độ kết dính cao, chứ gạo cũ, không chỉ nhạt mà chẳng còn vị béo. Đem ngâm nước lạnh khoảng vài ba tiếng đồng hồ để các hạt gạo tấm nở ra, khi nấu sẽ nhanh hơn.

Thêm món lạc rang thì bánh đúc mới bùi. Lạc rang vừa chín tới, được bỏ vỏ lụa và giã dập đôi, dập ba… Cùng với gạo tấm và lạc rang, phải có một ít nước vôi trong; gia vị thêm xíu mì chính, chút mỡ nước, muối và nước mắm ngon...

Khi đã chuẩn bị đủ đầy các nguyên liệu, gia vị, mẹ tôi cho gạo tấm đã ngâm vào cái nồi to, đổ nhiều nước rồi bắc lên bếp đun. Mẹ dùng chiếc đũa bằng tre dài quấy đều tay, liên tục để gạo không bị bén đáy nồi. Khi gạo trong nồi đã nhừ nhuyễn, sền sệt, quấy chừng nặng tay, mẹ mới cho nước vôi trong, cùng các thứ mỡ lợn, mì chính, muối, mắm… vào nồi và khuấy đều cho tan lẫn, quyện hòa với nhau. Trước khi tắt lửa, mẹ cho lạc rang giã dập vào nồi khuấy đều thêm lần nữa. Rồi đổ bánh ra chiếc sàng tre có lót lá chuối tươi ở dưới, dùng đũa cái, hay thanh tre cán đều, dàn mỏng cho đều khắp mặt. Để chừng từ 3-4 tiếng, chờ bánh nguội là ăn được. Mẹ tôi dùng dao cắt bánh đúc theo hình chữ nhật dài khoảng bằng ngón tay cho dễ cầm ăn. Không một thứ nước chấm nào ngon hơn bát nước tương mà mẹ vẫn thường ngả vài chum để cả nhà dùng quanh năm. Tương sánh đặc, thêm vài lát ớt đỏ, cộng ít tỏi nêm vào mà chấm bánh đúc ăn thì khỏi chê.

Ấy là dịp hè, mẹ tôi làm món bánh đúc nguội đổ sàng như vậy, nhưng mùa đông lạnh thì mẹ thường nấu bánh đúc nóng. Khi nấu, mẹ xào thịt lợn băm làm nhân cho ngấm gia vị, mắm muối…, rồi khuấy đều trên bếp lửa như kiểu khuấy bột cho trẻ nhỏ, tới khi bánh chín là múc ra bát vừa ăn vừa thổi…

Bánh đúc lạc đổ sàng

Đến nay, tôi không thể nhớ đã bao nhiêu lần được ăn món bánh đúc của mẹ nữa. Chỉ biết mỗi lần vậy, thì cả mấy anh chị em đều xúm xít để phụ giúp mẹ và quan trọng hơn là xem cách nấu. Lần nào cũng vậy, chúng tôi được ăn thỏa thích mà không cần phải giữ ý gì cả. Mẹ còn sai mang cho mấy gia đình hàng xóm mỗi nhà một ít bánh đúc để ăn lấy thảo, gọi là tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau…

Năm tháng qua đi, tuổi thơ đã lùi xa. Ở chốn thị thành, thi thoảng tôi vẫn được bạn bè rủ đi ăn bánh đúc, thôi thì đủ kiểu. Mỗi thứ đều có một hương vị riêng, nhưng công tâm mà nói thì tôi vẫn thấy chúng thua xa món bánh đúc lạc đổ sàng tuyệt ngon ngày xưa mà mẹ tôi vẫn thường nấu…

NGUYỄN GIA LONG
Ảnh minh họa: Internet

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:2
Trong ngày:900
Trong tuần:5548
Trong tháng:5548
Cả năm:5548
Tổng lượt xem:5548