column_right getExtensions 1732235607-1732235607

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732235607-1732235607

“TỲ BÀ NGHE DẠO CANH KHUYA”

“TỲ BÀ NGHE DẠO CANH KHUYA”

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:18-07-2022

“TỲ BÀ NGHE DẠO CANH KHUYA”

Nói về cơ duyên gắn cuộc đời mình với loại hình nhạc cụ dân tộc, Đại tá, NSƯT Nông Thị Bích Kim - Chính trị viên Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội đã chia sẻ về những ngày đầu chập chững đến với cây đàn Tỳ bà, và giờ đây sau hàng chục năm, nữ nghệ sĩ vẫn dành tình yêu đặc biệt với ngón đàn này.

Đại tá, NSƯT Nông Thị Bích Kim biểu diễn đàn Tỳ bà cùng dàn nhạc của Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội

Phóng viên (PV): Điều gì khiến chị theo học đàn Tỳ bà?

NSƯT Nông Thị Bích Kim: Tôi là người Tày ở Lạng Sơn, khi mới 5 tuổi, tôi đã thích đàn, hát. Hồi có đoàn văn công của tỉnh về biểu diễn ở quê, tôi đòi bố mẹ cho đi xem và kết thúc chương trình thì nằng nặc muốn đi theo đoàn. Bố mẹ cũng chiều tôi và cho đến trò chuyện với các nghệ sĩ. Từ đó tôi luôn ao ước được bước lên sân khấu biểu diễn.

Khi biết tin có các thầy cô của Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) về tuyển sinh, tôi xin phép bố mẹ đăng ký. Và tôi trúng tuyển. Tháng 10-1974, tôi vào trường khi mới 9 tuổi.

PV: Chị có thể kể về quá trình học tập?

NSƯT Nông Thị Bích Kim: Năm đầu, tôi học violin. Rồi được chuyển sang học đàn Tỳ bà. Càng học thì tôi càng cảm thấy yêu cây đàn này và nghĩ rằng đó là cái duyên. Tỳ bà học rất khó, bởi các nhạc cụ khác đều có thang âm quy chuẩn và có tác phẩm dành riêng cho nó. Nhưng với nhạc cụ này, 7 phím bấm xếp nằm ngang, đòi hỏi người chơi phải rất chịu khó luyện tập và yêu lắm thì mới có thể chơi hay được.

Trong quá trình học, cô giáo đã cải tiến nhạc cụ để có thể chơi được những bài khó, bài hay, và cả những bản nhạc nước ngoài. Đàn Tỳ bà được cải thành 3,4 quãng tám trên một mặt đàn. Sự phát triển của cây đàn là do nhu cầu sử dụng của người nghệ sĩ. Muốn chơi được những bài hay, khó, hoặc bản nhạc quốc tế, phải có những phím bấm như vậy thì tiếng đàn mới có độ vang.

Khi chơi bất cứ một bản nhạc nào người nghệ sĩ đều phải đặt cả hồn mình vào đó thì mới mong truyền được sự rung động đến với khán giả. Điều này thật không dễ.

PV: Cảm giác của chị ra sao khi được biểu diễn tại Hà Nội trong lễ mừng chiến thắng năm 1975?

NSƯT Nông Thị Bích Kim:  Đến bây giờ, thời khắc người dân Hà Nội tỏa ra mừng chiến thắng vẫn in đậm trong tâm trí tôi. Khi đó, gương mặt ai nấy đều hồ hởi. Được chọn đi biểu diễn trên đường phố, tôi và các bạn cùng hát vang bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” ở trước cửa Nhà hát Lớn Hà Nội. Chúng tôi được hòa chung vào niềm vui của cả dân tộc.

PV: Những chương trình biểu diễn cho bộ đội của chị và đồng nghiệp trên mọi miền đất nước để lại dấu ấn gì sâu đậm?

NSƯT Nông Thị Bích Kim: Tôi đi Trường Sa 3 lần, vào các năm 1989, 1990; năm 2018, tôi xin ra quần đảo “Bão tố” lần thứ 3, lúc đó là Chính trị viên của Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội. Được biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ Trường Sa là niềm vinh dự và thật sự tự hào. Sự xuất hiện của các nghệ sĩ trên các đảo là nguồn cổ vũ, động viên cho bộ đội thêm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc.  

Không chỉ có ra đảo, chúng tôi còn đi biểu diễn ở nhiều nơi khác, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới. Dường như nơi nào cũng có bóng dáng các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội. Thông qua các tiết mục, chúng tôi chuyển tải tình yêu quê hương đất nước đến khán thính giả. Tiếng đàn Tỳ bà thánh thót từ phố thị đến mỗi bản làng, tới vùng sâu, vùng xa nơi các chiến sĩ đang đóng quân và người dân vùng biên. Thanh âm của nhạc cụ này đã chinh phục cả những vị khách nước ngoài khi đến thăm Việt Nam.

Một lần biểu diễn ở Trường Sa

PV: Hiếm có một đơn vị nghệ thuật nào mà dàn lãnh đạo của Nhà hát đều tham gia biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật phục vụ các hoạt động đối ngoại của Quân đội cũng như các chương trình dành cho khán giả nói chung. Cảm nhận của chị thế nào?

NSƯT Nông Thị Bích Kim: Ban lãnh đạo Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội hiện nay do NSƯT Hồng Hạnh làm Giám đốc. Chúng tôi tổ chức thực hiện, dàn dựng mới nhiều tiết mục mang đậm màu sắc của người lính để biểu diễn trong các chương trình có sự tham gia của các đoàn quân sự nước ngoài đến Việt Nam. Những tiết mục mang đậm văn hóa truyền thống đã được các vị khách nước ngoài yêu thích.

Nhà hát ca múa nhạc Quân đội luôn xây dựng phương châm hành động, đã là nghệ sĩ thì dù ở cương vị nào cũng phải cống hiến hết mình cho khán giả, cho quân đội. 34 năm trong nghề, tôi có may mắn cùng đồng nghiệp biểu diễn gần 4.000 chương trình nghệ thuật. Bằng lời ca, tiếng đàn, chúng tôi luôn mang đến cho người xem những tiết mục thể hiện nét đặc trưng của người nghệ sĩ - chiến sĩ.

PV: Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này!

Ban Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội biểu diễn tại Chương trình Vinh danh PNQĐ tiêu biểu (2012-2022)

KHÁNH HUYỀN (thực hiện)

BÀI VIẾT NỔI BẬT