column_right getExtensions 1738106538-1738106538

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1738106538-1738106538

TRÊN ĐÔI CÁNH THÁNG 10

TRÊN ĐÔI CÁNH THÁNG 10

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:19-10-2023

TRÊN ĐÔI CÁNH THÁNG 10

Sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất họp vào trung tuần tháng 10-1930, thảo luận bản Luận cương Chính trị, đồng thời thông qua Nghị quyết về Phụ nữ vận động. Tiếp đó, ngày 20-10-1930, “Phụ nữ Hiệp hội” được thành lập. Cùng với sự khẳng định “Nam nữ bình quyền” trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, từ đây nữ giới nước Nam có được tổ chức riêng đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Việc giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu trọng yếu của Đảng, của sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của đất nước. Để phù hợp với tiến trình cách mạng, tổ chức của phụ nữ đã nhiều lần thay đổi tên gọi. Ngày 20-10-1946, chỉ hai tháng trước ngày toàn quốc kháng chiến, vận nước ngàn cân treo sợi tóc, Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã quyết định thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam. Tháng 3-1974, Đại hội đại biểu Hội LHPN Việt Nam đã quyết nghị lấy ngày 20-10-1930 làm ngày thành lập Hội. Từ đó trở đi, hằng năm, ngày này trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Phụ nữ Việt Nam.

Trước khi Đảng ta ra đời và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng, trong đêm trường nô lệ tối tăm, hàng triệu phụ nữ Việt Nam bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến, những “tam tòng, tứ đức” với biết bao hủ tục đè nặng lên cuộc đời. Họ chỉ quẩn quanh xó bếp, không được làm chủ cuộc sống của mình, bởi sự ràng buộc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Trong phương thức sản xuất phong kiến, gia đình là đơn vị kinh tế nhỏ nhất. Phụ nữ là lao động chính (thậm chí là chủ yếu của gia đình) song quyền quản lý, quyết định sử dụng thành quả lao động lại nằm trong tay “gia trưởng”, đó là người cha, người chồng hoặc con trai. Nữ giới luôn phải chịu thiệt thòi từ tấm bé cho tới già.

Cách mạng Tháng Tám thành công, chế độ mới giải phóng cho người phụ nữ thoát khỏi kiếp tôi đòi ngay trong chính nhà mình. Họ được quyền lao động, cống hiến và tham gia các hoạt động xã hội. Pháp luật quy định phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trên các lĩnh vực. Nhà nước có các chế độ và chính sách ưu đãi dành cho phụ nữ. Tuy vậy, đến nay, toàn xã hội vẫn đang phấn đấu để thực hiện bình đẳng giới (BĐG) và xóa bỏ sự bất bình đẳng trong mỗi gia đình. Đây đó, vẫn còn những người phụ nữ sống lệ thuộc vào chồng, tự ti, khép kín trong vai trò một người nội trợ gia đình, tầm nhìn chưa vượt qua lũy tre làng. Vẫn còn những phận nghèo khó không được coi trọng trong gia đình và xã hội. Ngược lại không ít những tấm gương phụ nữ chủ động, tích cực, vượt khó vươn lên, thành đạt trong cuộc sống. Ấy là chưa kể đội ngũ nữ lãnh đạo các cấp hay những doanh nhân thành đạt. Hiện cả nước có hàng triệu lao động nữ với trình độ tay nghề vững vàng, làm việc ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế, có thu nhập ổn định, vững chắc, nhiều người có thu nhập cao. Họ luôn tự tin, làm chủ trong cuộc sống, có tiếng nói xứng đáng trong gia đình và cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, để BĐG được thực hiện triệt để, trước tiên mỗi người phụ nữ cần tạo cho mình công việc, có thu nhập và tự chủ về tài chính. Trong xã hội, một khi bạn nuôi sống được bản thân, không lệ thuộc thì không có lý do gì để người khác kỳ thị, coi thường. Bạn đủ khả năng nuôi sống được gia đình mình, tất sẽ nhận được sự trọng thị của người khác. Bạn có đóng góp cho cộng đồng xã hội sẽ được người khác trân trọng.

Tự hào phụ nữ Quân đội
Ảnh: TUẤN HUY

Cùng với chính sách của Nhà nước, sự ưu đãi của Quân đội hiện nay, phụ nữ các đơn vị toàn quân có đủ điều kiện để phấn đấu vươn lên, làm chủ tài chính, nâng cao đời sống của bản thân và gia đình. Muốn có thành quả viên mãn, nhân tố quyết định nằm trong tầm tay mỗi người. Tích cực học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng công tác và tính khoa học trong phương pháp làm việc. Chủ động phối hợp với đồng đội, đồng nghiệp và đồng sự, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Mạnh dạn tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện trong mọi nhiệm vụ được giao. Luôn lạc quan, lan tỏa năng lượng tích cực; quản lý, chi tiêu khoa học, hợp lý nguồn tài chính của bản thân và gia đình. Đó là những nhân tố trực tiếp giúp mỗi chị em hoàn thành nhiệm vụ, tiến bộ trong công tác; có thu nhập ổn định, vững vàng, tự chủ về tài chính làm cơ sở, góp phần quan trọng giúp bản thân phụ nữ thực hiện được quyền bình đẳng trong gia đình và xã hội.

Tự chủ trong cuộc sống giúp chị em tiến đến mục tiêu “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, làm sáng lên hình ảnh người Phụ nữ Quân đội “Trí tuệ, bản lĩnh, kỷ cương, nhân ái”. Mỗi tổ chức hội, mỗi cán bộ hội cần quan tâm đầy đủ hơn đến cuộc sống của hội viên; đoàn kết, hỗ trợ nhau; khơi dậy tinh thần, ý thức trách nhiệm và động viên hành động đúng đắn của mỗi cá nhân để có cuộc sống tốt đẹp hơn và tự chủ mọi lúc, mọi nơi.

PHỤ NỮ QUÂN ĐỘI

BÀI VIẾT NỔI BẬT