column_right getExtensions 1749943976-1749943976

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1749943976-1749943976

PHỤ NỮ QUÂN ĐỘI VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA

PHỤ NỮ QUÂN ĐỘI VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:02-05-2025

PHỤ NỮ QUÂN ĐỘI VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA

Duy Tân

Chuyển đổi số (Digital transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, chuyển đổi số trở thành xu hướng phát triển chủ đạo của thế giới; là nhu cầu tất yếu của mỗi quốc gia và là yêu cầu bắt buộc để tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại của mỗi cá nhân.

Chuyển đổi số (CĐS) đang tác động đến quá trình phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Quốc gia nào tận dụng được những thế mạnh mà CĐS mang lại, thì sẽ thành công. Điều này đòi hỏi sự tham gia của các giai tầng trong xã hội, đặc biệt là vai trò quan trọng của phụ nữ, một nửa thế giới.

Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy

Ở nước ta, CĐS đã là một chủ trương lớn của Đảng nhằm đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu chỉ đạo hết sức quyết liệt và toàn diện với nhiệm vụ CĐS quốc gia. Ngay sau Tết Ất Tỵ, ngày 6-2-2025, tại Trụ sở Chính phủ diễn ra phiên họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về CĐS và Đề án 06 “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Hội nghị đánh giá kết quả năm 2024 và đề ra phương hướng năm 2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính xác định chủ đề CĐS năm 2025 là “Chuyển đổi số toàn diện để phát triển kinh tế số, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế”. Ủy ban Quốc gia về CĐS sẽ triển khai định hướng này trong kế hoạch hành động năm 2025 với phương pháp tiếp cận mới, nhằm thúc đẩy CĐS trên diện rộng, góp phần phát triển kinh tế số và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành đất nước.

CĐS là một nội dung quan trọng của phụ nữ Việt Nam (PNVN) trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, xác định một trong hai khâu đột phá của nhiệm kỳ là “Đổi mới phương thức hoạt động hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)”. Trung ương Hội Liên hiệp PNVN lựa chọn chủ đề năm 2024 là “Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động hội”. Đại hội Phụ nữ Quân đội lần thứ VII, xác định mục tiêu, phương hướng của PNQĐ giai đoạn 2021 - 2026: “Xây dựng người PNQĐ đạt tiêu chí “Trí tuệ, bản lĩnh, kỷ cương, nhân ái”, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới, người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng CNTT...” và khâu đột phá đầu tiên “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội phụ nữ”.

Quân đội nhân dân Việt Nam đi trước trong quá trình CĐS, nhằm xây dựng “tinh, gọn, mạnh” tiến lên hiện đại. Điều đó đòi hỏi mỗi cơ quan, đơn vị và mọi cán bộ, nhân viên, người lao động phải chủ động ứng dụng CNTT vào công tác, lao động, sản xuất và hoạt động của bản thân, gia đình. Cán bộ, hội viên phụ nữ toàn quân là nhân tố tích cực tham gia và có vai trò hết sức quan trọng trong sự thành công chung của nhiệm vụ CĐS.

Phụ nữ Viettel, điểm sáng trong quá trình chuyển đổi số

Tuy nhiên, PNQĐ vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức rất cần được tháo gỡ. Trong đó có môi trường, điều kiện công tác cụ thể nhưng quan trọng nhất là nhận thức về vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và việc nâng cao năng lực của phụ nữ về CĐS, về công nghệ số. Điều này đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp để góp phần nâng cao vai trò của PNQĐ trong thời kỳ mới với những yêu cầu, đòi hỏi mới. Để phát huy vai trò của chị em trong chuyển đổi số cần thực hiện tốt hệ thống giải pháp sau đây:

Một là, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong bối cảnh CĐS hiện nay. Đặc biệt, cần bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (BĐG) trong xây dựng và thực thi văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện cơ hội để phụ nữ khẳng định được vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống và thực hiện nhiệm vụ… Thường xuyên quan tâm tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ cho cán bộ, hội viên và các tổ chức hội ở đơn vị.

Hai là, mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ cần chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng, tích cực học hỏi, nỗ lực phấn đấu, chấp nhận sự thay đổi, không ngừng nâng cao kỹ năng công nghệ, trình độ ngoại ngữ để có thể thích ứng và đáp ứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Ba là, tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến để chị em thấy được tầm quan trọng của công nghệ số, kỹ thuật số, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Khuyến khích phụ nữ chủ động học tập, nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tiến trình CĐS quân sự, quốc gia và hội nhập quốc tế.

Bốn là, tiếp tục quan tâm hơn, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phụ nữ, nhất là lực lượng lao động nữ ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đơn vị kinh tế quốc phòng. Trực tiếp rút ngắn khoảng cách về BĐG bằng công nghệ. Có thể coi đây như một cầu nối để phụ nữ trau dồi kiến thức, hòa nhập với lợi ích tập thể, cá nhân và gia đình. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ các trường hợp phụ nữ yếu thế, đặc thù...

Trước những tác động của CĐS, phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trên mọi lĩnh vực trong sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị và Quân đội. Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của PNQĐ trong bối cảnh mới nhằm xây dựng tổ chức hội hiện đại; đơn vị vững mạnh toàn diện; tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh “mẫu mực, tiêu biểu”, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chuyển đối số quốc gia vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

BÀI VIẾT NỔI BẬT