column_right getExtensions 1714658176-1714658176

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1714658176-1714658176

PHỤ NỮ LÀM KINH TẾ

PHỤ NỮ LÀM KINH TẾ

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:19-10-2023

PHỤ NỮ LÀM KINH TẾ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các doanh nhân nữ tiêu biểu nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (12-10-2021)

Trong lịch sử, có một bậc nữ nhi mà cuộc đời sống động của bà trở thành nguồn cảm hứng để hai nhà văn ở hai thời đại khác nhau, viết cả cuốn tiểu thuyết: “Cô Tư Hồng” (Đào Trinh Nhất, đăng báo nhiều kỳ năm 1940, xuất bản thành sách năm 1941), “Me Tư Hồng” (Nguyễn Ngọc Tiến, 2014). Tiểu thuyết lịch sử “Bóng nước Hồ Gươm” của nhà văn Chu Thiên cũng dành nhiều trang kể về Tư Hồng... Chưa kể, tên bà còn được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu văn hóa về Hà Nội.

Đó là bà Trần Thị Lan, một thương nhân nổi danh của xứ An Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Gọi là cô Tư Hồng hay “me” Tư Hồng vì bà lấy chồng Tàu rồi lấy chồng Tây. Bà là người phụ nữ lập công ty đầu tiên của xứ Bắc, cũng là công ty duy nhất của ta khi đó cạnh tranh cùng hai công ty của Pháp, hai công ty của Hoa kiều và trúng thầu phá tường thành Hà Nội vào năm 1894, hoàn thành dự án trước thời hạn gần sáu tháng.

Thương nhân Trần Thị Lan, một phụ nữ sống chủ động, mạnh mẽ trong buổi giao thời nhiều biến động, là tấm gương soi cho không ít phụ nữ thời đó, thậm chí nói vui một chút, không ít chị em thời này còn phải… “xách dép” học theo bà không kịp. Nhưng mà, đâu chỉ bà Tư Hồng, lịch sử Việt Nam từ xưa tới nay, đầy nam trung thì cũng không thiếu những nữ liệt.

Giáo sư Đặng Văn Bảy, người cổ vũ bình quyền đầu thế kỷ XX, tác giả cuốn “Nam nữ bình quyền” từng nói, “dầu trai dầu gái cũng đồng là người, thời cái quyền của con người chẳng phải riêng để một phe trai, mà cũng chung cho phe gái”. Huống chi gái đã có người gánh vác việc nhà, rạng danh anh liệt như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Ẩu; theo nghề nghiên bút, rền tiếng văn chương như Chi Lan, Thị Điểm, Xuân Hương… Cụ Bảy hỏi: “Thế gái có kém gì trai, có khác gì trai, mà sao lại nghe câu hát nầy: Khôn ngoan cũng thể đàn bà, dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông” nhiều người cho là hay vậy?”.

Ôn cố tri tân, để thấy, cái dẫn luận trên thật xác đáng khi thời nay, có không ít chị em, vừa tự nguyện cúi xuống đeo vào cổ chiếc vòng kim cô “tam tòng tứ đức” vừa “cải lương” đòi bình quyền. Không ít mẹ, ít chị, thích đời an phận thủ thường, thờ chồng nuôi con. Không ít người nghĩ, những việc lớn trong cuộc đời chỉ dành cho cánh mày râu. Lễ giáo phong kiến còn rơi rớt, in vào nếp nghĩ của không ít người đã đành; chính không ít chị em tự dán nhãn cho mình làm kẻ “tôi mọi” cho cái “nghìn năm phong tục” đó. Mà việc lớn ấy, có khi chẳng phải là điều chi to tát ghê gớm lắm, chỉ là chuyện bước chân ra ngoài đi làm ăn, buôn bán.

Ông Trương Hòa Bình tại Đại hội Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) lần thứ 2 (3-2021)

Năm ngoái, trong một đại hội đại biểu Hiệp hội nữ Doanh nhân Việt Nam tại Hà Nội, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ khi đó - ông Trương Hòa Bình - cho hay, Việt Nam xếp thứ 6 trong số các quốc gia có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất và là đại diện châu Á duy nhất có mặt trong top 10 quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo. Một con số thật biết nói.

Rồi những “nữ tướng” trên thương trường hiện nay như Nguyễn Thị Mai Thanh, Mai Kiều Liên, Thái Hương, Trương Thị Lệ Khanh,… ai dám nói “đàn bà là kẻ tôi mọi”? Chưa kể, bao lãnh đạo của những doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, đã và đang hoạt động mạnh mẽ, đóng góp vào nền kinh tế quốc dân, trong lý lịch, ở phần giới tính đều ghi một chữ đầy kiêu hãnh, tự tin là “nữ”? Đó là chưa nhắc tới một nền kinh tế phi chính thức đang trỗi dậy, mà thành phần chính tham gia, thúc đẩy đa phần mang gương mặt phụ nữ… Hóa ra, chị em đã bước ra ngoài làm kinh tế từ lâu lắm rồi.

Nhưng có một điều thường gặp khi nói chuyện với các doanh nhân nữ, đó là, xã hội đang dần nhích đến văn minh, thì ở ta, cơ hồ như, một số người vẫn thích đứng lại trong cái hủ lậu. Rằng đàn bà… thì làm sao qua nổi ngọn cỏ? Đàn bà xông pha ra ngoài kiếm tiền mà làm gì? Hoặc giả dụ có, thì lại đòi chị em vừa giỏi việc nước, vừa phải đảm việc nhà? Làm đàn bà sao mà khổ quá? Thời xưa khổ, nay cũng chẳng khá hơn.

Một chị từng khóc ròng khi nhắc đến phong trào thi đua giỏi việc nước, đảm việc nhà đang bị biến tướng. Sao chị em có thể đủ ba chân sáu cẳng mà hoàn thành cái chỉ tiêu đó – nếu không có sự chia sẻ, đồng cảm của chồng? Các chị em không thể quần quật một ngày tám tiếng trên công ty, lại về nhà quần quật bếp núc, con cái,… mà chồng đi làm về lại quẳng cặp xách, ngồi vểnh xem ti-vi…

Vì thế, cuộc đấu tranh bình quyền vẫn đang ở thì hiện tại tiếp diễn. Đó không chỉ là một cuộc đấu tranh về nhận thức của chính phụ nữ; mà còn cuộc đấu tranh mang tính chỉ dấu cho sự trưởng thành của một xã hội, đã biết văn minh, đã thật sự sống trọn với văn minh.

ĐẬU DUNG
Ảnh: LÊ SƠN - DƯƠNG GIANG

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:2
Trong ngày:996
Trong tuần:120756
Trong tháng:2347
Cả năm:828129
Tổng lượt xem:5138567