column_right getExtensions 1732191946-1732191946

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732191946-1732191947

BẮT ĐẦU TỪ GIA ĐÌNH

BẮT ĐẦU TỪ GIA ĐÌNH

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:30-06-2023

BẮT ĐẦU TỪ GIA ĐÌNH

Khi nói đến bình đẳng giới, không ít người cho rằng, rất khó trở thành hiện thực vì vô hình trung nó đánh mất vai trò “số một” với những bậc đàn ông quen gia trưởng. Thậm chí, có người còn viện dẫn cho những “lục đục” bắt nguồn từ nguyên nhân bình đẳng giới để lý giải. Để làm rõ tình trạng “bất bình đẳng” hiện nay có rất nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân sâu xa, có nguyên nhân trực tiếp. Có nguyên nhân khách quan, nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan. Đó là thói quen, nếp nghĩ, quan niệm, môi trường sống… Nhưng, bao trùm lên tất cả nguyên nhân của mọi nguyên nhân lại bắt đầu từ nhận thức. Và nhận thức ấy từ ngay trong mỗi gia đình.

Gia đình – nơi khởi đầu của sự bình đẳng giới
Ảnh: Internet

Bình đẳng giới là nhu cầu của mỗi cá nhân, nó là sự thể hiện bản thể của con người. Xét ở một góc độ nào đó, bình đẳng giới là nhu cầu của sự tự do cho mỗi con người. Và nó xuất hiện từ khi con người bắt đầu hình thành nhân cách. Sự phát triển của nhu cầu ấy gắn liền với quá trình phát triển của xã hội và nhu cầu của mỗi cá nhân từ quan hệ đến giao lưu, công việc, trách nhiệm, kết quả và quyền lợi được hưởng thụ. Chính vì là nhu cầu nên luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực. Một khi nhu cầu được giải tỏa, đáp ứng, nó kích thích con người phấn đấu để đạt kết quả cao hơn. Ngược lại, khi nhu cầu bị kìm hãm hay bị đè nén, sẽ gây ức chế trong các hoạt động, tác động trực tiếp lên kết quả công việc.

Vấn đề đặt ra là nhu cầu để đạt bình đẳng giới bắt đầu từ đâu? Đó chính là gia đình. Gia đình là nơi khởi đầu và cũng là nơi sự bất bình đẳng giới được thể hiện rõ nét nhất. Những suy nghĩ, quan niệm, thái độ tạo nên thói quen, nếp nghĩ về sự ứng xử trong đời sống xã hội. Tàn dư tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ vẫn rơi rớt qua quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” hay “con gái là con người ta” ăn sâu bám rễ vào nếp nghĩ của nhiều người. Từ đó, dẫn đến cách xử sự thiếu công bằng ngay trong gia đình khi con cái còn nhỏ, từng cử chỉ như âu yếm, chiều chuộng, quan tâm giữa con trai và con gái. Bắt đầu từ đây, tạo cái nhìn về giới tính, về vai trò của giới, hình thành lối ứng xử, cách nhìn nhận trong công việc và hoạt động xã hội khác.

Nếu không được giáo dục ngay từ thuở nhỏ, khi lớn lên, từng thành viên lập gia đình riêng, quan điểm “trọng nam khinh nữ” lại tiếp diễn thái độ ứng xử giữa vợ, chồng. Lối nghĩ, “việc bếp đàn bà, việc nhà đàn ông” khá phổ biến trong mỗi gia đình. Người đàn ông tự cho mình cái quyền là “trụ cột”, “ông chủ”, người định đoạt mọi vấn đề của gia đình; còn đàn bà chỉ là “cái rẻ xương sườn được thượng đế tạo nên”, chỉ là người nối dài nòi giống. Có thể, do hạn chế về sức khỏe, nhận thức “một điều nhịn là chín điều lành”, người phụ nữ ban đầu là nhẫn nhịn, im lặng rồi theo thời gian, trở thành lẽ “đương nhiên” của phận con người. Cứ vậy, sự bất bình đẳng giới tồn tại dai dẳng và kéo dài qua nhiều thế hệ kế tiếp nhau.

Bình đẳng là nhu cầu thì tất yếu để đạt được, con người cần phải dám đấu tranh. Bắt đầu từ chính bản thân. Dám và dũng cảm gạt bỏ mọi quan niệm về giới tính từ nhận thức, quan niệm, thói quen đến thái độ ứng xử trong quan hệ. Bản thân tự khẳng định cái tôi, tự chứng minh “sức mạnh” không phải ở “cơ bắp” mà là sự bền bỉ, mềm dẻo. Có thái độ dứt khoát, nguyên tắc trong quan hệ giao tiếp, ứng xử, công việc trong gia đình. Tất nhiên, không được cứng nhắc, rất cần lấy kết quả làm trọng. Sự dịu dàng của người phụ nữ, nét mềm mại đầy nữ tính chính là sợi dây điều chỉnh hành vi và thái độ của đàn ông. Trong gia đình hiện đại, người phụ nữ cần loại bỏ suy nghĩ “nhường nhịn” phấn đấu và chấp nhận “thân phận bếp núc”, lùi lại để người đàn ông thành đạt. Người giữ lửa không chỉ là sự nhẫn nhịn mà chính là người biết điều chỉnh mọi hành vi trong cuộc sống của “tổ ấm” gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội. Sự giáo dục và sự ảnh hưởng của gia đình lên nhân cách, lối sống, quan niệm của mỗi cá nhân là rất lớn. Nếu tính “quỹ” thời gian, con người có 8 tiếng làm việc trong một cộng đồng tập thể nhất định, còn 16 tiếng ở trong ngôi nhà của mình. Môi trường gia đình luôn là tấm gương, nó tác động trực tiếp, thường xuyên lên mỗi thành viên từ nhận thức đến hành động và tư duy. Xây dựng bình đẳng giới phải bắt đầu từ chính mỗi ngôi nhà, tạo cho mỗi thành viên có cái nhìn toàn diện, đúng đắn và tích cực, góp phần vào thực hiện bình đẳng giới rộng ra trong xã hội.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình (2-9-1945), ngay câu đầu tiên đã khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”. Và đương nhiên, trong đó có cả sự bình đẳng giới. Bình đẳng giới là nhu cầu và nhu cầu cũng không tự có được nếu mỗi cá nhân không đấu tranh để đạt được. Sự bắt đầu không bao giờ là muộn. Một xã hội tiến bộ là một xã hội có sự bình đẳng ngay trong mỗi gia đình. Nhưng nếu dưới mỗi mái nhà vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng giới thì cả xã hội khó đạt được sự bình đẳng trọn vẹn. Chính vì lẽ đó, gia đình luôn có vai trò quan trọng và quyết định sự bình đẳng giới!

PHẠM THANH KHƯƠNG

BÀI VIẾT NỔI BẬT