column_right getExtensions 1716064866-1716064866

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1716064866-1716064866

NGƯỜI CON ĐẤT MŨI

NGƯỜI CON ĐẤT MŨI

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:23-04-2023

NGƯỜI CON ĐẤT MŨI

Trong kháng chiến chống Mỹ, nữ chiến sĩ Trương Thị Mỹ (Chín Mỹ) nổi tiếng về sự gan dạ, mưu trí vận chuyển trót lọt vũ khí, tài liệu, đưa đón cán bộ cấp cao, góp phần vào nhiều trận đánh quan trọng ở địa bàn miền Tây Nam Bộ.

Chào đời năm 1954, quê ở xã Đông Thới (nay là Tân Thới), huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống cách mạng, năm 1966, Chín Mỹ tham gia hoạt động Đoàn Chim Việt (Tỉnh đoàn Cà Mau). Đến năm 1969, bà nhập ngũ vào Đội Vận tải vũ khí thuộc Cục Hậu cần Quân khu 3 (T3). Mỗi tuần một chuyến, Chín Mỹ dùng ghe hai lườn trọng tải 2 tấn, cất giấu tài liệu, tiền, vũ khí từ các bến của tàu không số chở đến các đơn vị...

Đại tá Anh hùng LLVT ND Trương Thị Mỹ cùng đồng đội

Những chuyến đầu tiên, Chín Mỹ đi với người cậu ruột làm quen địa hình sông rạch, biết vị trí các đồn địch; đến nơi, đơn vị nhận hàng rồi mà vẫn chưa biết vận chuyển gì. Mấy chuyến sau, bà lén xem và biết mình chở vũ khí. Khi đã quen việc, tổ chức phân công Chín Mỹ cùng vài đồng đội đi nhận hàng. Để dễ bề hoạt động, Chín Mỹ thuyết phục má mình, bà Nguyễn Thị Thuyền cùng em trai út tham gia. Ba mẹ con lênh đênh sông nước dưới vỏ bọc là thương lái thu mua nông sản. Để vận chuyển được nhiều hàng, Chín Mỹ xin cấp trên cho đổi ghe lớn hơn. Bà nói cả quyết, đã chở hàng mà rủi bị bắt thì ghe nào cũng vậy, đổi sang ghe lớn, chở nhiều vũ khí hơn.

Có lần nhận vũ khí ở bến Rạch Giá (Kiên Giang), ghe đang chạy thì địch cho tàu cập mạn để kiểm tra. Biết ý đồ “kiếm ăn”, bà trám một ít tiền và mấy túi trái cây là êm. Do tàu địch lớn, sóng lớn, chúng làm bình xăng phụ rớt xuống sông. Chín Mỹ dỗi, các ông làm hỏng máy ở đây đâu có phụ tùng mà thay, nhờ kéo giùm ghe đến chỗ sửa, được hông? Chẳng ngờ chúng đồng ý ngay và kéo ghe đi chừng 20km tấp vào sửa. Ngồi ghe, tim cứ đập loạn, bởi với hàng tấn vũ khí, nếu địch phát hiện thì coi như xong.

Hai năm (1972, 1973) địch khóa chặt biên giới Việt Nam - Campuchia nhằm chặn đường tiếp tế cũng như ngăn chặn ta xây dựng căn cứ bên nước bạn. Việc vận chuyển tiền, lương thực lên cho lực lượng của ta trên hướng biên giới vô cùng khó khăn. Khi chuyển tiền lên biên giới, gặp tàu chiến, máy bay địch lùng sục gắt gao, ghe đậu chờ suốt ba ngày đêm mà người của ta không đến lấy được. Hễ thấy giề lục bình nào trôi trên sông là chúng xả súng bắn không tiếc đạn. Chín Mỹ bàn với mẹ chỉ còn cách bơi qua sông đem thùng tiền cho đằng mình bớt khó khăn. Má khóc, bởi lo con gái có thể hy sinh bất cứ lúc nào. Chín Mỹ động viên, má yên tâm đi, con bơi giỏi mà. Lúc xuống nước, má còn dùng sào đẩy con gái ra xa để bơi thật nhanh qua bờ bên kia. Chín Mỹ đội lục bình, bơi qua kênh Vĩnh Tế (An Giang) trong đêm tối. Lên bờ, đi thêm chừng 10km nữa mới đến nơi giao tiền bạc. Mấy anh ở đơn vị kinh ngạc: “Trời ơi, Chín Mỹ nó gan quá chừng!”.

Một lần, Chín Mỹ đưa ghe ra biển Rạch Giá nhận hàng, trong khi ghe được thiết kế cho sông nước. Sóng to, gió lớn, kinh nghiệm đi biển chỉ là con số không. Nhận hàng xong, thủy triều xuống, ghe mắc cạn gần một ngày mới đi được, may mà địch không phát hiện.

Trong 6 năm vận chuyển hàng (1969-1975), Chín Mỹ không nhớ hết đã chạy bao nhiêu chặng đường thủy, vượt qua bao đồn bốt giặc, bà thuộc nằm lòng các con sông ở miền Tây. Đâu phải cứ đến bến là nhận hàng được ngay, mà phải đậu ghe chờ ám tín hiệu để nhận dạng bến và đồng đội mình. Đến tối, dùng sào chống ghe tiếp cận bến, nếu sử dụng máy thì địch sẽ phát hiện, mà nhận hàng ở biên giới thì phải chống ghe nước ngược rất cực khổ, nhưng phải cố gắng…

Năm 1972, Trương Thị Mỹ được kết nạp Đảng. Lúc đó, ghe đang chở vũ khí xuống Miệt Thứ (Kiên Giang). Chi bộ treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng rồi làm lễ kết nạp Đảng ngay trên ghe.

Tháng 4-1975, Chín Mỹ nhận lệnh đưa gấp khẩu pháo 125mm từ Ba Đình, Rạch Giá về cồn Tân Quy (Vĩnh Long) chuẩn bị cho giải phóng Cần Thơ. Không khí lúc đó sục sôi dữ lắm. Bên cách mạng ráo riết chuẩn bị, phía địch thì tăng cường xét hỏi, tuần tra khắp nơi. Khi chuyển khẩu pháo đến đúng địa điểm, cũng là lúc trời vừa sáng. Thấy lính địch trút bỏ binh phục, vũ khí vứt đầy đường, biết là cách mạng đã chiến thắng.

Ngày 1-1-1976, bà Trương Thị Mỹ được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND). Bà trở thành nữ đại biểu Quốc hội khóa VI trẻ nhất của tỉnh Kiên Giang.

 Bài và ảnh: HỮU TÀI

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:4
Trong ngày:604
Trong tuần:1514
Trong tháng:1514
Cả năm:1514
Tổng lượt xem:1514