column_right getExtensions 1736193902-1736193902

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1736193902-1736193902

GẮN TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM QUẢNG CÁO

GẮN TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM QUẢNG CÁO

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:23-12-2024

GẮN TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM QUẢNG CÁO

Quảng cáo sản phẩm Navigout vi phạm quy định về pháp luật

Thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội phát triển khiến một số quy định của Luật Quảng cáo năm 2012 (Luật Quảng cáo) không còn phù hợp.

Yêu cầu siết chặt quản lý đối với những người có sức ảnh hưởng tham gia hoạt động quảng cáo và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo cũng là điều cần thiết để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế tiêu cực phát sinh từ hoạt động quảng cáo như tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hoặc các hoạt động bị cấm kinh doanh.

Luật Quảng cáo thay thế cho Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quảng cáo tại nước ta. Luật Quảng cáo ra đời là cần thiết, phù hợp với sự phát triển của hoạt động quảng cáo và xu thế hội nhập quốc tế; tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần kết nối giữa đơn vị sản xuất và người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh và cơ hội lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Qua 12 năm áp dụng, đến nay, Luật Quảng cáo đã bộc lộ nhiều nội dung không còn phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, đặc biệt là trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ, kết nối toàn cầu. Hoạt động quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội thiếu sự quản lý; nhiều nội dung quảng cáo của nghệ sĩ, người nổi tiếng gây tranh cãi; quảng cáo hàng hóa, dịch vụ bị cấm núp bóng dưới nhiều hình thức... Hiện tượng quảng cáo sai sự thật, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên không gian mạng, trong đó có cả sự tham gia của những người nổi tiếng gây khó khăn cho hoạt động quản lý kinh tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Luật Quảng cáo hiện nay chưa quy định quyền và nghĩa vụ đối với người truyền tải thông tin mang nội dung quảng cáo, khiến quảng cáo có nội dung vi phạm pháp luật được truyền tải, lan tỏa nhanh chóng trên không gian mạng. Nguyên nhân vì họ ở khâu trung gian, không trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo mà hiện chưa có cơ chế để xử lý vi phạm. Luật Quảng cáo hiện nay cũng chưa yêu cầu bắt buộc về việc cung cấp thông tin sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ trách nhiệm này, nhất là với các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt hoặc bị cấm quảng cáo được quy định tại Điều 7 Luật Quảng cáo...

Đó là những vấn đề mang tính cấp bách đòi hỏi cần phải sửa đổi Luật Quảng cáo để khắc phục tồn tại, làm cơ sở pháp lý đưa hoạt động quảng cáo vào khuôn khổ, tạo cơ chế thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển, tạo sân chơi lành mạnh, bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh và bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. Việc sửa đổi cần tập trung vào vấn đề quảng cáo trên báo chí và quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội; những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng tham gia hoạt động quảng cáo, hoạt động trung gian quảng cáo.

Cụ thể là cần phải có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn nữa để bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ khi quảng cáo, tránh những thông tin sai sự thật, thổi phồng công dụng, tính năng của sản phẩm, dịch vụ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Quy định rõ quyền và nghĩa vụ đối với người có sức ảnh hưởng trên không gian mạng tham gia hoạt động quảng cáo nhằm bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, lành mạnh hoạt động quảng cáo trên không gian mạng. Đối với những sản phẩm, dịch vụ có thể tác động trực tiếp đến môi trường hoặc sức khỏe con người thì cần phải có quy định cụ thể hơn để kiểm soát chặt chẽ. Việc sửa đổi cần bảo đảm phù hợp với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm tạo ra một hệ thống các quy phạm pháp luật đồng bộ, thống nhất, giúp phát triển kinh tế thị trường đúng hướng.

Đối với sản phẩm quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội hoặc trên các mạng máy tính, mạng viễn thông, internet thì đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo phải có trách nhiệm kiểm tra, thẩm duyệt chất lượng hàng hóa hoặc phải có đơn vị kiểm duyệt về chất lượng trước khi thực hiện hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, tránh việc tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng. Các đơn vị thông tin truyền thông, đơn vị trung gian, tổ chức, cá nhân sử dụng các nền tảng mạng xã hội truyền tải nội dung thông tin quảng cáo cũng phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Đây là những nội dung rất quan trọng, cần thiết cần phải bổ sung vào Luật Quảng cáo để xây dựng môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh và bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

Tiến sĩ, luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG
(Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

BÀI VIẾT NỔI BẬT