column_right getExtensions 1715732795-1715732795

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1715732795-1715732795

NHÀ KHOA HỌC CỦA BIỂN

NHÀ KHOA HỌC CỦA BIỂN

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:29-07-2022

NHÀ KHOA HỌC CỦA BIỂN

Trung tá, TS Hoàng Thị Thùy Dương

Trung tá, TS Hoàng Thị Thùy Dương dành phần lớn thời gian ở Viện Sinh thái nhiệt đới (Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga) để nghiên cứu sinh học, sinh thái biển. Chị cùng các đồng nghiệp đóng góp phục vụ chính sách bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế biển Việt Nam; khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Sinh trưởng ở xã Tây Sơn (nay là thị trấn Tiền Hải), huyện Tiền Hải, Thái Bình, từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông, Thùy Dương đã học giỏi các môn tự nhiên, nhất là hóa học và sinh học. Năm 1992, chị đỗ vào Trường Đại học Nông nghiệp I (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Tốt nghiệp, Thùy Dương tiếp tục làm cao học tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Tháng 9-2001, Thạc sĩ Hoàng Thị Thùy Dương về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, làm việc tại Phòng Sinh thái nước, Viện Sinh thái nhiệt đới. Tháng 11-2019, chị được bổ nhiệm giữ chức Phó viện trưởng Viện Sinh thái nhiệt đới.

Do đặc thù công việc nghiên cứu sinh thái biển, cán bộ, nhân viên hướng sinh thái nước, đều phải tập môn lặn biển để tiến hành các cuộc thăm dò, nghiên cứu cơ bản về đặc điểm cấu trúc, chức năng đa dạng sinh học của hệ sinh thái vùng biển gần và xa bờ. Với nam giới, việc chinh phục bộ môn lặn này đã khó, huống hồ là nữ giới. Do đó, ngay từ đầu Thùy Dương xác định phải cố gắng học lặn biển và rèn luyện sức khỏe để chịu được áp lực công việc.

Theo chị, để lặn biển không khó, có sức khỏe, tập vài ba ngày là có thể được. Nhưng lặn ở biển để nghiên cứu đòi hỏi phải có kinh nghiệm, kỹ thuật cao, nhất là xử lý các tình huống ở dưới đáy biển khi chỉ có một mình. Rất dễ gặp nguy hiểm khi chỉ một giây sơ suất về điều chỉnh áp suất hay để vòi khí mắc vào san hô. Lần đầu tiên đi lặn, do chưa có kinh nghiệm nên chị đổ cả máu mũi, máu tai. Về sau, được các chuyên gia Nga hướng dẫn về kỹ thuật nên chị lặn biển ngày một thuần thục. Trung bình mỗi năm, chị cùng các nhà khoa học Nga và Việt Nam thực hiện 3 - 5 chuyến công tác tại các vùng biển, đảo gần bờ và xa bờ Việt Nam, mỗi chuyến kéo dài từ vài tuần đến 1 - 2 tháng. Nhận được sự đồng cảm và chia sẻ của chồng (cũng là đồng nghiệp trong cơ quan) và gia đình nên chị hoàn toàn yên tâm công tác.

Với mục tiêu nghiên cứu đa dạng sinh học và hiện trạng các hệ sinh thái, bàn chân các nhà sinh thái học của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, trong đó có Trung tá Hoàng Thị Thùy Dương đã in dấu trên mọi nẻo đường, từ những vùng biển gần bờ đến những hải đảo xa xôi của Tổ quốc. Một trong những chuyến công tác khó quên của chị là vào tháng 11-2018, khi vừa hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ở Liên bang Nga về thì nhận lệnh đi công tác ở vùng biển xa bờ. Chị nhớ lại, ngày tàu rời cảng, biển chịu ảnh hưởng của bão số 9, sóng to, gió lớn khiến nhiều người bị say sóng. Các thành viên lênh đênh trên biển nhiều ngày mới tới nơi. Lần đầu tiên đi nghiên cứu xa bờ, dù đã xác định trước những khó khăn nhưng thực tế có những tình huống cả đoàn chưa lường hết được. Họ phải căn thời gian giữa các cơn bão và áp thấp để làm việc. Từ tàu, đoàn lên xuồng nhỏ đến địa điểm nghiên cứu. Sau khi lặn ngụp dưới biển hàng giờ, họ bơi về xuồng chờ nhau cùng quay lại tàu. Nhưng ngồi trên xuồng được một lúc say sóng quá, lại phải nhảy xuống biển mới đỡ. Có những ngày biển động dữ dội, không thể đến địa điểm nghiên cứu được, vì thế thời gian công tác hơn một tháng, kéo dài hơn với dự kiến.

Trung tá Hoàng Thị Thùy Dương (lặn giữa) đang phục hồi san hô ở vùng biển xa bờ

Khó khăn là vậy, nhưng mỗi lần tiếp cận với đại dương, khám phá được mối tương tác giữa các loài trong một vùng biển hay khám phá được một dạng sinh vật mới khiến những người nghiên cứu như chị Thùy Dương quên mệt mỏi. Chị và Phòng Sinh thái nước đã có hàng trăm cuộc lặn biển, điều tra trên 300 loài san hô tập trung chủ yếu tại các vùng biển Côn Đảo, Nha Trang, Ninh Thuận. Đây là một trong những hướng nghiên cứu hết sức quan trọng trong bối cảnh môi trường biển bị ô nhiễm, đa dạng sinh học bị suy thoái. Dựa trên những kết quả nghiên cứu, chị Thùy Dương và các nhà khoa học đã đưa ra giải pháp phục hồi san hô, góp phần cải thiện môi trường biển. Kết quả nghiên cứu còn đóng góp số liệu về đa dạng sinh học các tầng nước, các quần xã động vật, thực vật, cá và xác định sự biến động của chúng theo không gian, thời gian.

20 năm với niềm say mê và tình yêu khoa học, chị Thùy Dương cùng các nhà sinh thái học của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã đóng góp cứ liệu quan trọng góp phần bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên các vùng biển của Việt Nam. Chị có nhiều bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục ISI/ SCOPUS, đồng thời là chủ nhiệm nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Ủy ban phối hợp và cấp Trung tâm. Với những công trình nghiên cứu, Trung tá, TS Hoàng Thị Thùy Dương đã đóng góp nhiều cứ liệu phân tích đa dạng sinh học và nguồn lợi biển, góp phần phục vụ cho chính sách bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế biển Việt Nam và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Đại tá Trần Văn Duy - Bí thư Đảng ủy, Phó tổng giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga nhận xét: Tiến sĩ Hoàng Thị Thùy Dương là cán bộ được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tốt, phương pháp quản lý, chỉ huy khoa học. Điều quan trọng tạo nên thành công của chị là không ngại khó, ngại khổ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Chị là một trong số ít nhà khoa học nữ tiêu biểu của đơn vị, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

THÁI AN
Ảnh: (nhân vật cung cấp)

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:5
Trong ngày:1373
Trong tuần:4076
Trong tháng:4076
Cả năm:4076
Tổng lượt xem:4076