column_right getExtensions 1733300315-1733300315

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1733300315-1733300315

CHÁY LÊN ĐỂ TỎA SÁNG

CHÁY LÊN ĐỂ TỎA SÁNG

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:25-07-2022

CHÁY LÊN ĐỂ TỎA SÁNG

Đến khoa Múa, trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật (VHNT) Quân đội, gặp NSND Kiều Lê trong một không gian ấm cúng, có hoa tươi, cây cảnh và rất nhiều bằng khen được treo trang trọng trên tường. Chị tiếp khách với nụ cười đôn hậu, trìu mến.

NSND Kiều Lê

Trái tim dành trọn cho nghề

Kiều Lê lớn lên trong một gia đình nghệ thuật, bố là nghệ sĩ saxophone, mẹ là diễn viên múa. Từ nhỏ, chị đã có cơ hội tiếp xúc, tham gia nhiều chương trình văn nghệ. Mầm nghệ thuật được nuôi dưỡng và bồi đắp niềm đam mê múa. Khi quyết định theo đuổi bộ môn múa, chị nhận được sự ủng hộ từ mẹ, nhưng bố lại không muốn con gái vất vả.

Không nản lòng, Kiều Lê bền bỉ thuyết phục bố. Rồi hai bố con có “bản giao kèo” với nội dung: Con phải học giỏi, vất vả phải vượt qua và đạt được mức độ nào đó với nghề chứ không bỏ ngang giữa chừng. “Cú hích” ấy giúp Kiều Lê kiên trì và nỗ lực hết mình để theo đuổi đam mê. Chính quyết tâm dám sống chết với nghề đã giúp chị không ngừng gặt hái được những thành công.

Liên hoan múa quốc tế năm 2014 diễn ra ở Huế, tác phẩm “Cánh cò bay lả bay la” do Kiều Lê dàn dựng đoạt Huy chương Vàng, để lại ấn tượng sâu sắc cho giới chuyên môn. Mới nhất là chương trình nghệ thuật “Vũ điệu trên mây” được tổ chức ở Sa Pa (Lào Cai) do Kiều Lê biên đạo có tiếng vang lớn, gây ấn tượng mạnh với người xem. Những tác phẩm múa do chị biên đạo đều lấy cảm hứng từ chất liệu cuộc sống, từ đặc trưng văn hóa ở những vùng đất nghệ sĩ đi qua. Bởi vậy hầu hết tác phẩm múa của NSND Kiều Lê đều mang hơi hướng dân gian đương đại, đem lại cho khán giả sự gần gũi, sống động như cuốn theo dòng chảy âm thanh và ngôn ngữ cơ thể của diễn viên.

Tác phẩm “Vũ điệu trên mây” giới thiệu văn hóa du lịch Sapa do NSND Kiều Lê dàn dựng

Nghiện việc, say nghề

Chị kể, lắm lúc chị dành thời gian cho công việc nhiều hơn cả cho gia đình, bởi nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải toàn tâm toàn ý với nghề, bắt tay ngay vào công việc khi có ý tưởng. Thế nhưng gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc, luôn ủng hộ và giúp chị vững tâm sáng tạo.

Có lần khi đang tập luyện với những động tác đưa mình lên cao, chị bị té xuống đất do bạn diễn đuối sức. Kết quả, đầu gối phải khâu nhiều mũi, chị nằm viện mất 2 tuần. May mắn không bị nội thương. Tai nạn với nghệ sĩ múa là chuyện hết sức bình thường. Nhưng vì sự đam mê, người nghệ sĩ đều tự chữa lành hết mọi thứ. Cuộc đời người nghệ sĩ quả nhiên không chỉ là những hào quang trên sân khấu mà có cả quá trình tập luyện vô cùng cực khổ.

Khác với vẻ ngoài nhẹ nhàng, mảnh mai, nữ nghệ sĩ luôn khát khao cống hiến cháy bỏng vì nghệ thuật. Và mỗi ngày Kiều Lê tiếp tục nỗ lực không biết mệt mỏi, tìm những đề tài, cách thể hiện mới mẻ để đưa nghệ thuật múa đến gần hơn với công chúng.

Gắn bó với Trường Đại học VHNT Quân đội hơn 20 năm, chị đảm nhận việc giảng dạy từ ngày mới thành lập khoa. Gắn liền với công tác đào tạo cũng như nghề biên đạo múa, NSND Kiều Lê hiện là Chủ nhiệm Khoa Múa của Nhà trường. Đau đáu với nghiệp trồng người, nhiều năm dạy học, chị luôn tìm cách truyền cảm hứng cho người học bằng chính những trải nghiệm thực tế qua mỗi tác phẩm. Hơn bao giờ hết, người nghệ sĩ tài năng ấy vẫn luôn quan tâm, theo sát từng bước trưởng thành của học trò.

Cùng lớp Thanh nhạc K37 tại buổi thi tốt nghiệp
Với các sinh viên tham dự Army Games

Đằng sau những thành công trên sân khấu, cả người học đến giảng viên đều trải qua nhiều khó khăn, thử thách và cả những nỗi đau trong quá trình tập luyện. Vậy nên, yêu cầu tiên quyết đối với sinh viên khi đến với nghệ thuật múa là dám thử thách bản thân, không ngại khó, ngại khổ và giữ được lửa đam mê với nghề.

Công tác đào tạo, nghệ thuật múa phải chú trọng kỹ năng nghề nghiệp. Bởi với nghề múa, tất cả đều biểu lộ qua các động tác, kỹ thuật, phong thái và tư duy sáng tạo. Vậy nên người thầy phải lao động miệt mài, rèn giũa tỉ mỉ cho học trò. Thậm chí phải hướng dẫn từng thế tay, thế chân, từng chi tiết động tác, ngôn ngữ, nét biểu cảm trên khuôn mặt.

Một buổi học của sinh viên múa

Mỗi năm, có nhiều học viên ra trường, song một số vẫn “bộn bề trăm ngả”, khi chưa tìm được nơi để cống hiến. Nhiều em phải xoay xở làm việc, từ chạy show ngắn hạn đến kinh doanh nhỏ lẻ vì gánh nặng “cơm áo, gạo tiền” hay đối mặt với cạnh tranh, cám dỗ của xã hội.

Đó luôn là nỗi lo canh cánh của những người làm công tác đào tạo nghệ thuật như chúng tôi - NSND Kiều Lê tâm sự. Sự định hướng đúng đắn trong công tác đào tạo của trường, của khoa sẽ là hành trang cần thiết giúp các thế hệ học viên có khả năng hội nhập và thích ứng tốt khi ra trường.

Bài và ảnh: LÊ NHUNG - NGUYỄN VÂN

BÀI VIẾT NỔI BẬT