column_right getExtensions 1714237866-1714237866

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1714237866-1714237866

PHỦ TÂY HỒ

PHỦ TÂY HỒ

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:19-01-2024

PHỦ TÂY HỒ

Từ xưa, hầu như mỗi tổng, mỗi làng ở đồng bằng Bắc bộ đều có phủ - đình - chùa. Có nơi xây chung trong một quần thể, có nơi xây riêng biệt. Chùa thờ Phật. Phủ thờ Mẫu. Đình thờ Thần hoàng làng.

Phủ Tây Hồ nằm sát ngay bên sóng nước

Phủ - đình - chùa là nơi giao thoa giữa trần tục vỡi cõi tâm linh. Mọi khát vọng về cầu xin. Mọi niềm vui về lễ tạ, mọi buồn đau hoặc lầm lỗi đến xin hóa giải. Từ linh nghiệm, dân gian truyền nhau làm cho địa danh nhiều nơi thêm nổi tiếng. Làng tôi có Phủ Tây Hồ, là một trong những nơi linh thiêng ấy. Dân làng quen gọi là Phủ Bà. Ngày còn bé tôi nghe các cụ kể, trước kia Phủ Bà chỉ là một đảo nhỏ thuộc làng Tây Hồ. Quanh đảo mọc toàn lau sậy, bốn bề nước mênh mông. Muốn ra đảo phải đi bằng thuyền. Nơi đây có câu chuyện tình lãng mạn, qua bao đời vẫn được lưu truyền như một huyền thoại. Chuyện rằng, con gái út của Ngọc Hoàng lỡ đánh vỡ chiếc chén ngọc, nàng bị phạt xuống hạ giới làm công chúa của vua nước Việt. Nàng là Quỳnh Hoa, tên hiệu Liễu Hạnh. Công chúa vốn thông minh xinh đẹp lại có lòng nhân từ, bà không muốn sống trong cung cấm, nên đã xin vua cha ra ngoài làm thường dân. Nàng dựng một mái lá bên gốc cây vối, sống đạm bạc bên Hồ Tây.

Ngoài nghiên cứu kinh thư Phật pháp, nàng còn mở quán văn chương để các văn sĩ trong ngoài kinh thành Thăng Long tới giao lưu. Trong số các chí sĩ, Quỳnh Hoa thầm mến mộ tài đức của Phùng Khắc Khoan. Ông cũng nể trọng và trân quý sự thanh cao của công chúa. Ngày đỗ Hoàng giáp cũng là ngày ông nhận chiếu chỉ triều đình phải cấp tốc đi sứ sang phương Bắc. Biền biệt 10 năm ở xứ người không tin tức, ngày trở về gặp tri kỷ thì nàng đã quy tiên. Chốn cũ vẫn đây mà bốn bề vắng lạnh, chỉ còn cây vối đơn lẻ rủ bóng xuống Hồ Tây bời bời sương gió. Nỗi buồn của ông Trạng lặng sâu tê tái. Ông liền cho xây một am nhỏ bên cây vối. Từ đấy người dân xóm chài thấy cứ hằng tháng vào mồng một, ngày rằm, Trạng Bùng lặng lẽ chèo thuyền ra tưởng nhớ.

Sau khi Trạng Bùng mất, các văn nhân, trí sĩ Thăng Long giữ nếp về đây hương khói. Đời nọ nối tiếp đời kia, am nhỏ thờ Công chúa Quỳnh Hoa luôn được tôn tạo. Phải chăng, Công chúa đã hội đủ những phẩm chất cao quý của phụ nữ Việt, nên bà được muôn dân tôn vinh là Mẫu Liễu Hạnh, được xếp hạng “tứ bất tử”.

Khách hành hương đến phủ Tây Hồ sẽ có cảm giác lâng lâng, thanh thoát

Đến Phủ Tây Hồ hôm nay, khách thập phương không còn phải đi bằng thuyền nan, thuyền thúng như ngày xưa, cũng không phải trật trèo trên lối mòn men theo hồ sen Đầm Trị nữa. Con đường ven hồ, mưa xuân, nắng xuân cùng muôn cây cỏ như cũng lâng lâng bồng bềnh. Tiếng chuông từ cửa Phủ Bà vào ngày xuân hình như trầm mặc hơn. Hồ Tây ngày xuân, dường như sóng cũng dịu hơn, mặt nước phẳng lặng và lắng sâu hơn.

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
Ảnh minh họa: Internet

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:4
Trong ngày:28
Trong tuần:8165
Trong tháng:8165
Cả năm:8165
Tổng lượt xem:8165