column_right getExtensions 1732409179-1732409179

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732409179-1732409179

ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI VÔ SINH, HIẾM MUỘN TRONG QUÂN ĐỘI

ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI VÔ SINH, HIẾM MUỘN TRONG QUÂN ĐỘI

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:22-10-2024

ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI VÔ SINH, HIẾM MUỘN TRONG QUÂN ĐỘI

Sau khi có Nghị định số 76/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng (sau đây gọi tắt là Nghị định 76/NĐ-CP); Bộ Quốc phòng đã ban hành và thực hiện trong toàn quân Thông tư số 187/2017/TT-BQP ngày 9-8-2017 quy định một số điều về tiêu chuẩn vật chất quân y của Nghị định số 76NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư 187/TT-BQP). Trong đó có nội dung hỗ trợ người hiếm muộn, vô sinh công tác trong Quân đội. Sau 7 năm thực hiện, căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội; yêu cầu của thực tiễn và tiếp thu kiến nghị của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, ngày 21-10-2024, Tổng cục Hậu cần đã ban hành Hướng dẫn số 3357/HD-HC về việc hỗ trợ người hiếm muộn, vô sinh đang công tác trong Quân đội theo Thông tư 187/2017/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn 285/HD-HC ngày 26-2-2020 của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần về việc hỗ trợ người hiếm muộn, vô sinh đang công tác trong Quân đội theo Thông tư 187/TT-BQP. Nội dung chủ yếu của Hướng dẫn đã mở rộng hơn đối tượng; tăng số lần và mức hỗ trợ cho các đối tượng, thể hiện ở một số nội dung cụ thể sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ

1. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ

a) Đối tượng hỗ trợ: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, có thời gian làm việc trong môi trường quân sự độc hại theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định (1), đã kết hôn, bị hiếm muộn, vô sinh(2).

 

b) Điều kiện được hỗ trợ

  • Đã được khám, sàng lọc hiếm muộn, vô sinh và điều trị hỗ trợ sinh sản (bao gồm điều trị hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật) sau ngày 1-7-2016 (thời điểm Nghị định 76/NĐ-CP có hiệu lực) tại các cơ sở y tế trong và ngoài Quân đội được Bộ Y tế công nhận (3). Có đủ hồ sơ điều trị, hóa đơn chứng từ hợp lệ để thanh quyết toán; trường hợp không giữ được hóa đơn chứng từ phải có xác nhận của cơ sở điều trị về kinh phí đã chi trả.
  • Trường hợp cả hai vợ chồng đang công tác trong Quân đội, chỉ xét hỗ trợ kinh phí cho một người (chồng hoặc vợ). (1) Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định được Cục Quân y cập nhật và hướng dẫn các đơn vị hằng năm. (2) Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Hiếm muộn vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng chung sống, có quan hệ tình dục thường xuyên không sử dụng biện pháp tránh thai nào nhưng sau 01 năm (với người vợ dưới 35 tuổi) và sau 6 tháng (với người vợ trên 35 tuổi) mà vẫn chưa có thai một cách tự nhiên. (3) Danh sách các cơ sở y tế thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được Bộ Y tế công nhận được Cục Quân y cập nhật và hướng dẫn các đơn vị hằng năm.
  • Không thực hiện hỗ trợ đối với cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn, vô sinh ở nước ngoài; các cặp vợ chồng thực hiện hỗ trợ sinh sản để sinh con thứ 3 trở lên (trừ các cặp vợ chồng có con trước đó đã chết hoặc bị mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận). 2. Định mức hỗ trợ - Mức hỗ trợ khám và điều trị hiếm muộn, vô sinh cho người làm việc trong môi trường lao động quân sự độc hại được thực hiện theo chi phí thực tế (thực chi) nhưng không vượt quá tiêu chuẩn quy định của Nghị định 76/2016/NĐ-CP là 50.000.000 đồng/người/năm.
  • Các trường hợp hiếm muộn, vô sinh được hỗ trợ tối đa không quá 05 lần.

 

II. THỦ TỤC, QUY TRÌNH XÉT HỖ TRỢ VÀ KINH PHÍ BẢO ĐẢM

1. Thủ tục đề nghị hỗ trợ Hồ sơ đề nghị người hiếm muộn, vô sinh gồm các nội dung sau:
  • Tờ trình đề nghị hỗ trợ kèm theo danh sách đề nghị hỗ trợ.
  • Giấy xác nhận sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian làm việc trong môi trường quân sự độc hại được thủ trưởng đơn vị (cấp trung đoàn và tương đương trở lên) xác nhận.
  • Bản kê khai đề nghị hỗ trợ kinh phí điều trị hiếm muộn, vô sinh.
  • Các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến khám, điều trị hiếm muộn, vô sinh tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản được Bộ Y tế công nhận, gồm:
    • Hồ sơ điều trị: Giấy ra viện hoặc bản sao bệnh án ngoại trú, xét nghiệm nội tiết, tinh dịch đồ.
    • Hóa đơn, chứng từ: Bảng kê chi phí khám bệnh, điều trị của cá nhân điều trị hiếm muộn, vô sinh; hóa đơn, chứng từ hợp lệ (hoặc xác nhận của cơ sở điều trị trong trường hợp không giữ được chứng từ, hóa đơn).

 

2. Quy trình xét hỗ trợ

a) Cấp Trung đoàn, Sư đoàn và tương đương - Hướng dẫn người hiếm muộn, vô sinh lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

  • Quân y đơn vị phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, kiểm tra hồ sơ, đề nghị hỗ trợ lên các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; quân y đơn vị lưu 01 bộ hồ sơ phô tô có chứng thực để làm thủ tục quyết toán kinh phí.

 

b) Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng

  • Thành lập Hội đồng thẩm định hỗ trợ hiếm muộn, vô sinh tại các đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
    • Thành phần: Chủ tịch Hội đồng: Thủ trưởng Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch); Ủy viên gồm các cơ quan: Quân y, Chính sách, Cán bộ, Quân lực, Tài chính, Công tác quần chúng.
    • Nhiệm vụ của Hội đồng: Thẩm định tính pháp lý của hồ sơ về điều kiện được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh hiếm muộn, vô sinh; kết luận đề nghị mức hỗ trợ. Hội đồng họp 02 lần/năm (vào tuần thứ nhất tháng 4 và tháng 8 hằng năm).
  • Gửi Tờ trình đề nghị hỗ trợ kèm theo danh sách đề nghị hỗ trợ và các bộ hồ sơ gốc của các trường hợp hiếm muộn, vô sinh về Hội đồng xét duyệt, thẩm định hồ sơ hỗ trợ người hiếm muộn vô sinh Bộ Quốc phòng (qua Cục Quân y) để thẩm định, phê duyệt (vào tuần thứ ba tháng 4 và tháng 8 hằng năm).

 

c) Cấp Bộ Quốc phòng Thành lập Hội đồng xét duyệt, thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ người hiếm muộn, vô sinh trong Quân đội.

  • Thành phần: Chủ tịch Hội đồng: Thủ trưởng Cục Quân y; các Ủy viên: Đại diện các cơ quan có liên quan (Cục Chính sách, Cục Tài chính, Cục Quân lực, Cục Cán bộ, Viện Mô phôi lâm sàng/Học viện Quân y) và các phòng, ban chuyên môn thuộc Cục Quân y.
  • Nhiệm vụ: Hội đồng có nhiệm vụ xét duyệt kết quả thẩm định và hồ sơ gốc của các đơn vị đề nghị, ra thông báo kết quả xét duyệt kèm theo danh sách hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng hiếm muộn, vô sinh, báo cáo Bộ Quốc phòng bảo đảm kinh phí hỗ trợ hiếm muộn, vô sinh theo kết quả đã thẩm định, xét duyệt. Hội đồng họp 02 lần/năm (vào tuần thứ hai tháng 5 và tháng 9 hằng năm).

 

3. Kinh phí bảo đảm, hồ sơ quyết toán

a) Kinh phí hỗ trợ người hiếm muộn, vô sinh được bảo đảm từ nguồn Ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho quốc phòng; hạch toán vào Mục 7000, Tiểu mục 7001, Tiết mục 10, Ngành 53 “Thuốc, bông băng”.

 

b) Hồ sơ quyết toán kinh phí hỗ trợ hiếm muộn, vô sinh tại các đơn vị bao gồm: Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ do Cục Quân y ban hành; bộ hồ sơ phô tô có chứng thực; danh sách cấp phát và ký nhận của đối tượng được hỗ trợ. c) Kinh phí hướng dẫn, xét duyệt hồ sơ trích từ nguồn kinh phí nghiệp vụ công tác dân số, gia đình và trẻ em của các đơn vị.

Đề nghị tổ chức hội phụ nữ các đơn vị, rà soát tình hình, đề xuất cấp ủy, chỉ huy và các cơ quan chức năng quan tâm triển khai thực hiện Hướng dẫn, đáp ứng nhu cầu và thực hiện tốt chính sách cho cán bộ, hội viên.

BÀI VIẾT NỔI BẬT