column_right getExtensions 1726188718-1726188718

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1726188718-1726188718

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI THI ĐUA YÊU NƯỚC

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI THI ĐUA YÊU NƯỚC

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:15-07-2024

Chủ tịch Hồ Chí Minh với thi đua yêu nước

Trung Thành

Ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng mới của toàn dân. Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể khẳng định mọi thành quả của cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đều gắn liền với việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước ngày 30-12-1966

Bác Hồ chỉ ra mục đích, ý nghĩa, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức, lực lượng và động lực thi đua yêu nước… Người là nhà kiến tạo cho phong trào thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời là một tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập và noi theo.

Phong trào thi đua do Hồ Chí Minh phát động bắt nguồn từ sự ra đời của chế độ mới. Người nói: “Trong chế độ cũ, nhân dân lao động bị áp bức bóc lột, nai lưng làm việc cho chủ để mình và gia đình mình không bị chết đói, chỉ có dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, dưới chế độ và nhân dân lao động làm chủ nước nhà, thì mới có phong trào thi đua”(1). Vì vậy, mỗi người dân có lòng yêu nước, yêu chế độ đều nhận thức được lợi ích của thi đua là đem lại lợi ích cho gia đình mình và cho xã hội.

Bác Hồ thăm lớp học bổ túc văn hóa của công nhân Nhà máy ô tô 1-5 (19-12-1963)

Tổ chức thi đua đạt được chất lượng, hiệu quả thiết thực “một mặt là vì mọi người lao động đều tư tưởng thông suốt, hăng hái thi đua”, mặt khác là có sự lãnh đạo, tổ chức khoa học, chặt chẽ. Mục đích của thi đua là xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu cần triển khai thi đua trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân. “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái, trai; bất kỳ giàu nghèo, lớn, nhỏ đều phải trở nên một người chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa”. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó phong trào thi đua yêu nước cần phát huy sức mạnh của toàn dân, làm cho thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng của nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định: “Với lòng nồng nàn yêu nước và lực lượng vô cùng tận của nhân dân ta, cuộc thi đua ái quốc nhất định sẽ thành công to”.

Theo quan điểm của Người, công tác thi đua phải gắn liền với công tác khen thưởng. Khen thưởng vừa là kết quả, vừa nuôi dưỡng, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần thi đua. Thi đua yêu nước là một trong những biện pháp của quá trình vận động cách mạng, có ý nghĩa sâu sắc; nó khơi dậy tiềm năng sáng tạo của mỗi người. Hồ Chí Minh quan niệm: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”(2).

Nông dân xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đón Bác (1954)

Ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước vẫn vẹn nguyên giá trị. Các phong trào thi đua của Phụ nữ Việt Nam nói chung, Phụ nữ Quân đội (PNQĐ) nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của phong trào thi đua yêu nước. PNQĐ đã và đang đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ Quân đội trí tuệ - bản lĩnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng gia đình hạnh phúc, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới” (giai đoạn 2021-2026). Phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ, hội viên thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nó khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng xã hội và gia đình, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của phụ nữ. Qua đó, phát hiện những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến để nhân rộng, làm cho mỗi hội viên ngày càng tiến bộ hơn, mỗi tổ chức hội ngày càng vững mạnh hơn.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, cán bộ, hội viên PNQĐ cần nhận thức đúng về ý nghĩa của thi đua; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua ở mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức hội. Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống vẻ vang của phụ nữ; ý thức tự lực tự cường gắn với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống… tạo nên sự đồng thuận cao. Gắn phong trào thi đua nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác với nâng cao tinh thần tương thân tương ái trong chị em. Trên cơ sở đó tăng cường đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và tham gia giúp đỡ các đối tượng yếu thế trong xã hội một cách thiết thực, hiệu quả và phù hợp. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thi đua - khen thưởng trong PNQĐ; đấu tranh phê phán những hành vi không lành mạnh, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua quyết thắng; cùng toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị, tin rằng phong trào thi đua của PNQĐ sẽ có bước phát triển mới và giành được nhiều kết quả cao hơn.

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, Tập 9, tr198.

(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, Tập 6, tr473.

Ảnh: TTXVN

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:1
Trong ngày:778
Trong tuần:15822
Trong tháng:43356
Cả năm:1753787
Tổng lượt xem:6064225