column_right getExtensions 1734782837-1734782837

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1734782837-1734782837

BỊ LỪA ĐẢO QUA MẠNG: NẠN NHÂN CẦN LÀM GÌ?

BỊ LỪA ĐẢO QUA MẠNG: NẠN NHÂN CẦN LÀM GÌ?

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:18-09-2024

Bị lừa đảo qua mạng: Nạn nhân cần làm gì?

Thời gian qua, cơ quan chức năng cũng như các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo qua mạng. Thực tế, một số nạn nhân của các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội, vì nhiều lý do, đã không trình báo cơ quan chức năng, không dám nói với người thân mà tìm đến sự “trợ giúp” trên mạng xã hội. Họ không ngờ rằng, người nhận “trợ giúp” lại chính là đối tượng tiếp tục lừa họ lần thứ hai.

 

Bị lừa lần hai

Tháng 3-2024, bà V.T.T. (53 tuổi, ở tỉnh Bình Phước) nhận được điện thoại tư vấn, giới thiệu tham gia gói đầu tư chứng khoán thông qua một trang web. Sau khi đăng ký tài khoản thành công, bà T. bắt đầu đầu tư chứng khoán.

Bà T. đã chuyển khoản 9 lần vào các tài khoản ngân hàng do bộ phận “chăm sóc khách hàng” của trang web này cung cấp, với tổng số tiền 350 triệu đồng để đặt mua 8 mã lệnh theo hướng dẫn.

Sau khi đặt mua 8 mã lệnh, lúc này tài khoản trên sàn MEXCGL của bà T. hiển thị số tiền 385 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi. Bà T. thử rút tiền lãi về tài khoản ngân hàng cá nhân và rút được 35 triệu đồng. Thấy việc tham gia đầu tư có lợi nhuận và rút được tiền nên bà T. tin tưởng, tiếp tục tham gia.

Từ ngày 2-4 đến 9-4-2024, bà T. tiếp tục chuyển 7 lần với số tiền 838 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó, bà T. thực hiện rút tiền gốc và lợi nhuận thì không thể rút được. Lúc này, bà T. nghi ngờ mình đã bị tội phạm công nghệ cao lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nên không tham gia đầu tư nữa.

Đến ngày 14-4-2024, có một đối tượng xưng tên là Quỳnh liên lạc với bà T., tự giới thiệu làm bên tài vụ, chuyên hỗ trợ giải ngân tất toán các tài khoản bị treo trên không gian mạng và lấy lại tiền bị lừa đảo trên không gian mạng.

Mong muốn lấy lại tiền nên bà T. đã nhờ Quỳnh tra soát số tiền bị treo và truy thu lại số tiền 1,8 tỷ đồng. Lúc này, đối tượng cho biết, số tiền đó “đang bị công an và cơ quan thuế điều tra”, muốn lấy lại tiền, bà T. phải đóng phí. Kết cục, bà T. bị Quỳnh lừa 350 triệu đồng.

Tương tự, chị N. (36 tuổi, ở TPHCM) từng bị lừa 30 triệu đồng. Sau khi lên một nhóm Facebook để kể lại sự việc này, chị N. được một đối tượng liên hệ, giới thiệu bản thân làm việc tại ngân hàng và có thể giúp chị lấy lại tiền đã mất trong 12 tiếng đồng hồ.

Vui mừng vì nghĩ gặp được ân nhân, chị N. chuyển 3 triệu đồng tiền phí cho đối tượng trên. Sau khi nhận tiền, các đối tượng chặn liên lạc với chị N.

 

Cần trình báo cơ quan công an

Thời gian qua, Bộ Công an liên tục đưa ra khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các cuộc gọi, lời mời tham gia làm cộng tác viên các trang thương mại điện tử trong và ngoài nước, chú ý các đường link giả mạo (đối chiếu với website thương mại điện tử chính thức hoặc website đã được đăng ký với Bộ Công thương).

Đối với hình thức lừa đảo giả mạo cán bộ, Bộ Công an khẳng định, để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trên mạng xã hội Facebook, các hội nhóm với tên “Tiếp nhận thông tin thu hồi vốn treo”, “Lấy lại tiền bị lừa qua mạng”… xuất hiện tràn lan cùng với các trang web mang giao diện tương tự với đơn vị thuộc Bộ Công an, văn phòng luật, luật sư…

Phía dưới các bài đăng là hàng loạt tin nhắn bình luận “đã lấy lại được tiền lừa đảo”. Đối tượng yêu cầu gửi giấy tờ chứng minh bị lừa và đóng tiền phí ban đầu tra soát thông tin từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Những bình luận hoặc tin nhắn trong các hội, nhóm giới thiệu đã lấy lại được tiền lừa đảo hoàn toàn là kịch bản của các đối tượng lừa đảo.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo, môi trường mạng đang ngày càng trở nên phức tạp, người dân cần nâng cao cảnh giác, đồng thời tìm hiểu và trang bị cho bản thân kiến thức để bảo vệ mình trên mạng xã hội. Điều quan trọng nhất là người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất cứ ai thông qua bất kể hình thức nào; việc lộ lọt thông tin sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, khi lừa đảo qua mạng, các đối tượng sẽ không bao giờ tự nguyện hoàn trả tiền và càng không có chuyện các đối tượng chịu đàm phán, thương lượng. Các thông tin mà các đối tượng cho biết đều là giả mạo và rất khó có thể liên hệ, tìm được các đối tượng.

Vì thế, trong trường hợp này, cách duy nhất là trình báo cơ quan công an, để được giải quyết theo quy trình tố tụng. Trong quá trình giải quyết, các cơ quan tố tụng sẽ tiến hành xác minh, thu giữ số tiền vi phạm, hoặc các đối tượng khắc phục hậu quả. Trường hợp này, các nạn nhân sẽ có cơ hội được hoàn trả tiền theo bản án có hiệu lực của Tòa án.

Nguyễn Long
(Nguồn: PNVN)

BÀI VIẾT NỔI BẬT