column_right getExtensions 1745451191-1745451191

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1745451191-1745451191

NHIỀU ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG

NHIỀU ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:10-04-2025

Nhiều điểm mới trong quy định thi hành Điều lệ Đảng

Quy định số 232-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng đã được Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 20-1-2025 có nhiều điểm mới đáng chú ý.

So với Quy định số 24-QĐ/TW (30-7-2021) thì Quy định số 232-QĐ/TW có nhiều điểm mới như:

 

Thứ nhất, về quyền và trách nhiệm của đảng viên:

Quyền được thông tin: Quy định số 24-QĐ/TW, đảng viên được thông tin định kỳ hằng tháng về tình hình, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thời sự trong nước và thế giới. Quy định số 232-QĐ/TW, bổ sung thêm việc đảng viên được thông tin đột xuất theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp ủy cấp trên, nhằm nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Quyền phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị: Quy định số 24-QĐ/TW, đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình. Quy định số 232-QĐ/TW, bổ sung quy định về thời hạn trả lời: tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm trả lời theo thẩm quyền, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương, 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương.

Quy định số 232-QĐ/TW nhấn mạnh quyền được thông tin của đảng viên, đảm bảo mỗi đảng viên được cập nhật kịp thời về tình hình, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

 

Thứ hai, về kết nạp Đảng:

Về giới thiệu và kết nạp người vào Đảng, Quy định số 24-QĐ/TW, quy định: “Vấn đề lịch sử chính trị, chính trị hiện nay và tiêu chuẩn chính trị của người vào Đảng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị”. Quy định số 232-QĐ/TW quy định “Vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chính trị của người vào Đảng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị”. Như vậy, Quy định số 232-QĐ/TW đã bỏ nội dung “Vấn đề lịch sử chính trị, chính trị hiện nay” mà chỉ còn “Vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chính trị” của người vào Đảng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

Về đối tượng không xem xét kết nạp lại, Quy định số 24-QĐ/TW quy định: “Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên”.

Quy định số 232-QĐ/TW quy định: “Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra khỏi Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án hình sự về tội tham nhũng; bị kết án hình sự về tội phạm nghiêm trọng trở lên”. Như vậy, Quy định số 232-QĐ/TW đã nêu rõ nếu “bị kết án hình sự về tội tham nhũng; bị kết án hình sự về tội phạm nghiêm trọng trở lên” thì thuộc đối tượng không xem xét kết nạp lại.

Về giải quyết khiếu nại về xóa tên đảng viên, Quy định số 24-QĐ/TW quy định: "Cơ quan tổ chức của cấp ủy có trách nhiệm tham mưu giúp cấp ủy giải quyết khiếu nại”. Quy định số 232-QĐ/TW quy định “Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức của cấp ủy có trách nhiệm tham mưu giúp cấp ủy giải quyết khiếu nại”. Như vậy, Quy định số 232-QĐ/TW đã bổ sung, nêu rõ cơ quan có nhiệm vụ tham mưu giúp cấp ủy giải quyết khiếu nại là “Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức của cấp ủy”.

 

Thứ ba, về sinh hoạt Đảng:

Về trách nhiệm giới thiệu sinh hoạt đảng, Quy định số 24-QĐ/TW quy định: “Các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương ủy nhiệm cho ban tổ chức của cấp mình; các cấp ủy cấp trên của tổ chức cơ sở đảng thuộc Quân uỷ Trung ương được ủy nhiệm cho cơ quan chính trị cùng cấp; Đảng ủy Công an Trung ương được ủy nhiệm cho cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong việc giới thiệu sinh hoạt đảng”. Quy định số 232-QĐ/TW quy định: “Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương ủy nhiệm cho ban tổ chức của cấp mình; các cấp ủy cấp trên của tổ chức cơ sở đảng thuộc Quân ủy Trung ương được ủy nhiệm cho cơ quan chính trị cùng cấp; Đảng ủy Công an Trung ương được ủy nhiệm cho Cục Tổ chức cán bộ trong việc giới thiệu sinh hoạt đảng”. Như vậy, Quy định số 232-QĐ/TW đã sửa đổi, bổ sung các cơ quan có trách nhiệm giới thiệu sinh hoạt đảng.

Nguyên tắc tự phê bình và phê bình tại Quy định số 232-QĐ/TW nêu: “Hằng năm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng và tương đương trở lên, cấp ủy cấp cơ sở, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy viên các cấp và đảng viên phải tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân, kiểm điểm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; có kế hoạch, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm”.

Quy định số 24-QĐ/TW quy định: “Hằng năm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp uỷ từ cấp trên cơ sở và tương đương trở lên, cấp uỷ cấp cơ sở, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp uỷ viên các cấp và đảng viên phải tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân, kiểm điểm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; có kế hoạch, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm”.

Như vậy, Quy định số 232-QĐ/TW quy định trách nhiệm “tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân, kiểm điểm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; có kế hoạch, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm” trước hết thuộc về “Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng và tương đương trở lên, cấp ủy cấp cơ sở, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy viên các cấp và đảng viên”.

 

Thứ tư, về tổ chức Đảng:

Quy định số 232-QĐ/TW bổ sung thêm quy định: “Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ”.

Về điều kiện để đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở, Quy định số 24-QĐ/TW quy định: “Chỉ giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng uỷ cơ sở ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang (mà cấp trên trực tiếp là tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương) khi có đủ các điều kiện sau đây: Có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; có nhiều đơn vị thành viên là tổ chức cơ sở trong cùng một đơn vị chính quyền hoặc cơ quan quản lý; có số lượng từ 400 đảng viên trở lên”.

Quy định số 232-QĐ/TW quy định : “Chỉ giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang (mà cấp trên trực tiếp là tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương) khi có đủ các điều kiện sau đây: Có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; có nhiều đơn vị thành viên là tổ chức cơ sở trong cùng một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; có số lượng từ 400 đảng viên trở lên. Đối với đảng bộ trong các ban, bộ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, đảng ủy trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh có thể ít hơn nhưng ít nhất từ 200 đảng viên trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư xem xét, quyết định”.

BÀI VIẾT NỔI BẬT