column_right getExtensions 1734781037-1734781037

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1734781037-1734781037

TRÁNH HỌA TỪ VẬT DỤNG CÁ NHÂN

TRÁNH HỌA TỪ VẬT DỤNG CÁ NHÂN

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:27-12-2022

Tránh họa từ vật dụng cá nhân

Mỹ phẩm, ví, túi xách, khẩu trang... là những vật dụng cá nhân không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu không biết cách, chính những vật dụng cá nhân này lại gây họa cho sức khỏe.

Đẹp thành xấu

Trên kệ trang điểm hay túi đựng mỹ phẩm, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp thỏi son, chiếc bút kẻ mắt, lọ nước hoa... đã dùng đến vài năm. Nhiều người cho biết, họ không để ý đến hạn sử dụng, cứ dùng hết thì mua đồ mới, thậm chí do cùng lúc mua mấy thỏi son nên dùng đến 4 - 5 năm mà thỏi son vẫn chưa hết.

Chuyên gia Nguyễn Minh Hương, Trung tâm thẩm mỹ Trúc Lâm (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, thời hạn sử dụng của một sản phẩm mỹ phẩm sẽ bắt đầu tính từ khi bạn mở ra. Không khí sẽ tấn công và làm cho mỹ phẩm bị oxy hóa, biến chất. Ngoài ra, độ ẩm trong không khí cũng là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc và nấm men. Vì thế, việc bạn dùng hộp phấn, thỏi son đến 3 - 4 năm liền tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ví dụ các nhà khoa học đã phát hiện trong mỹ phẩm cũ chứa hàm lượng không an toàn của các vi khuẩn độc hại, như vi khuẩn Enterococcus faecalis gây bệnh viêm màng não...

Để phòng tránh những mối nguy hiểm từ đồ mỹ phẩm, bạn cần để ý đến hạn sử dụng của chúng. Hãy để ý hạn sử dụng trên bao bì ngày sử dụng và loại bỏ ngay khi quá hạn. Trong trường hợp bạn không nhớ hạn, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết của từng sản phẩm ví dụ với kem dưỡng da, bạn hãy bỏ ngay nếu thấy kem có hiện tượng đổi màu, khô, vón cục...

Đựng tiền đựng cả vi khuẩn

Ví tiền là vật dụng bất ly thân và ngày nào cũng dùng đến. Nhưng ít ai biết rằng, ví tiền chính là một ổ vi khuẩn. Trong ví thường bao gồm tiền, thẻ rút tiền, chứng minh thư nhân dân... và chúng ta luôn nghĩ những thứ này sạch, thực tế hoàn toàn ngược lại. Nghiên cứu cho thấy, tiền giấy là nơi cư ngụ của khoảng 3.000 vi khuẩn khác nhau có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

Bà Trần Hồng Hà, nhân viên tư vấn Công ty TNHH thời trang và mỹ phẩm Phương Phương cho biết, một trong những nguyên nhân khiến ví chứa nhiều vi khuẩn nhất là chúng ta ít vệ sinh ví, thậm chí có những người không bao giờ vệ sinh. Vì vậy, để tránh nhiễm bệnh từ ví, hãy vệ sinh ví mỗi tháng một lần. Việc vệ sinh là không hề khó. Bạn có thể sử dụng vải mềm ẩm lau sạch bụi và các vết bẩn bám trên bề mặt ví, bạn nhớ lau cả trong và ngoài. Ngoài ra, để đảm bảo sạch sẽ, bạn có thể khử trùng bằng cồn (dùng khăn mềm hoặc tăm bông thấm cồn sau đó lau mặt trong, mặt ngoài của ví), nếu là ví vải, bạn có thể giặt.

Túi chữa bệnh

Ba lô, túi đựng máy tính, thậm chí là cả những chiếc túi xách thời trang cũng có nguy cơ trở thành túi chứa bệnh do chúng ta quên không vệ sinh. Các loại vi khuẩn được tìm thấy ở cả mặt ngoài của túi lẫn trong đáy túi. Nguyên nhân khiến túi xách chứa ổ vi khuẩn xuất phát từ việc túi xách thường là nơi chứa thập cẩm các đồ dùng từ sổ, bút, đồ trang điểm, tiền, điện thoại di động... trong khi chính những vật dụng này cũng chứa đầy vi khuẩn.

Đối với túi, bà Trần Hồng Hà khuyên người sử dụng nên giặt hoặc vệ sinh hàng tuần; với loại túi có thể giặt được thì nước và xà phòng là hữu hiệu nhất; với loại không giặt được hãy lau toàn bộ trong và ngoài túi bằng cồn. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bạn cần phân loại các vật dụng như tiền, điện thoại di động, đồ mỹ phẩm... và cất chúng vào các ngăn riêng, tránh tình trạng vật gì cũng vứt vào túi.

Đeo khẩu trang vẫn hít phải bụi

Khi không khí ô nhiễm ngày càng gia tăng, khẩu trang cũng là vật dụng cá nhân bất ly thân của mọi người khi ra đường. Tuy nhiên, không ít người ít thói quen dùng đi dùng lại khẩu trang đến cả tuần thậm chí là cả tháng. Với hành động này, bạn đã vô tình hại chính sức khỏe của mình bởi khẩu trang bẩn chính là ổ vi khuẩn bởi chúng bám đầy hơi thở của chính mình và bụi đường, đấy là chưa kể chúng còn được vứt trong cốp xe, một ổ vi khuẩn tàng hình. Vì thế, với khẩu trang, bạn cần chú ý vệ sinh. Với khẩu trang y tế chỉ nên dùng một lần. Đối với khẩu trang vải thông thường, nên giặt với xà phòng mỗi ngày một lần, sau đó phơi khô trước khi dùng trở lại. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Hằng, điều phối chương trình Nước và Không khí sạch của Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh (GreenID) lưu ý thêm, những loại khẩu trang thông thường chỉ lọc được những hạt bụi to, với những hạt bụi mịn thì những chiếc khẩu trang này dường như vô tác dụng. Vì vậy, dù có đeo chúng hàng ngày, bạn vẫn có nguy cơ hít phải bụi. Các loại khẩu trang lọc được bụi bao gồm N-95 hoặc P-100...

Sơn Hà

BÀI VIẾT NỔI BẬT