column_right getExtensions 1734783342-1734783342

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1734783342-1734783342

BỮA CƠM GIA ĐÌNH

BỮA CƠM GIA ĐÌNH

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:16-12-2022

BỮA CƠM GIA ĐÌNH

Chuẩn bị bữa cơm gia đình

Những năm gần đây, cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, không khí đầm ấm trong các bữa cơm gia đình hằng ngày đã ít nhiều không còn được như trước nữa. Bữa cơm truyền thống đang có nguy cơ biến mất trong những tổ ấm hiện đại không chỉ ở các thành phố, mà ngay nhiều vùng nông thôn, thành viên trong các gia đình cứ mạnh ai nấy ăn, người trước, kẻ sau, người này ăn ở nhà, người khác ra hàng quán, và thậm chí có những gia đình suốt ngày “cơm hàng cháo chợ”, chứ không mấy khi họ nấu ăn ở nhà…

Ở bất kỳ đô thị nào cũng vậy, giờ mở mắt ra đầy những phở, bún bò, cháo lòng, cơm tấm, cơm món, bánh cuốn, bánh mì thịt nguội… mời gọi dọc đường đi làm, đi học… Buổi trưa, cơm bụi vỉa hè, cơm văn phòng, đủ cả, rồi những “quán ăn gia đình” nghe rất thân thiện! Sự xuất hiện các nhà hàng thức ăn nhanh (fast-food), cơm hộp, cơm xách có ngay chỉ cần một cuộc điện thoại hay một cái nhấp chuột là thoả mãn cái dạ dày… Buổi tối có lủ khủ các quán nhậu, làng nướng, nhà hàng đặc sản vây bủa. Nhiều kiều bào xa quê lâu năm về nước đều ngạc nhiên, sao quán xá bây giờ nhiều quá, nhất là ở các thành phố lớn… mà chỗ nào cũng đông nghẹt khách!.

Đâu chỉ người lớn và những “sếp” bận rộn, công việc nhiều, đối tác rộng, bạn bè đông mới vắng mặt trong những bữa cơm cùng gia đình mà ngay cả bọn trẻ còn đi học từ tiểu học, trung học, nhiều cháu không được ăn cơm cùng bố mẹ thường xuyên. Đi học sớm, thường thì ăn bánh mì và xôi dọc đường, hoặc ghé quán bún, phở nào đó lùa thật nhanh; học bán trú thì ăn trưa cùng các bạn ở trường. Chiều về nhiều khi bố mẹ bận rộn các em cũng đành ăn cơm hộp, hoặc ăn với người giúp việc mà thôi… Cho nên, tuy cũng cơm ở nhà nhưng không phải là bữa cơm gia đình, khi thiếu vắng nhiều thành viên.

Trong nhiều khu dân cư, tôi thấy hầu hết những gia đình trẻ, gần như từ sáng sớm, tất cả các thành viên đều rời nhà và buổi tối họ trở về sum họp cùng với một… lô cơm hộp, đồ ăn nhanh mua bên ngoài. Và để “tiết kiệm” thời gian, bọn trẻ vừa cầm đồ ăn vừa chơi game hay xem tivi, còn người lớn dùng bữa trước máy tính, điện thoại, người lướt mạng, kẻ đọc email, hay đọc báo, xem phim. Cũng là bữa cơm đấy thôi nhưng nó vô hồn, không ai trò chuyện với ai cả…

Xã hội ngày nay, không chỉ các bà vợ có “thâm niên” nội trợ, vừa lo cơm nước vừa đi làm đâm ra chán ngán, bỏ mặc chồng con tự lo chuyện ăn uống, mà ngay cả những người trẻ cũng tìm cách lảng chuyện bếp núc. Không ít các cô gái trước khi cưới đã giao kèo với người yêu: Em bận việc, học hành, không đi chợ nấu ăn hàng ngày kiểu như… mẹ anh được đâu! Đó là những phụ nữ hiện đại, bằng cấp đầy mình, giỏi ngoại ngữ, biết lái xe hơi, giỏi điều hành doanh nghiệp, tìm hợp đồng mới… nhưng không hề muốn vào bếp. Họ quan niệm rằng, giải phóng phụ nữ chính là giải phóng họ khỏi cái… bếp! Đó là lý do khiến không ít căn nhà thừa tiện nghi, có gian bếp sang trọng nhưng quạnh quẽ vì thiếu bàn tay của người phụ nữ.

Ngược lại, có nhiều cô gái, chàng trai khi xa nhà lại nhớ quay nhớ quắt những bữa cơm gia đình với món ăn dân dã, đậm đà. Một người bạn tôi qua Mỹ du học, mới mấy tháng đã gọi điện về hỏi mẹ mình cách làm món tôm rang với thịt lợn và nhắc mẹ có cách nào để anh ta ăn được món cá kho riềng như khi ở nhà. Một cô gái cùng quê với tôi, theo chồng sang Nga, mỗi chiều lại nhớ bếp lửa hồng của mẹ cô. Bên bếp lửa ấy, gia đình cô thường quây quần trò chuyện rôm rả, những đứa con được cha mẹ uốn nắn từ chuyện học hành, đến cách cư xử. Từ gian bếp của mẹ, cô gái có nhiều bài học quý giá…

Một người phụ nữ gốc miền Nam, cùng khu phố với tôi, bà học nấu những món Bắc để chồng con ăn hợp khẩu vị, nhưng không quên những món phương Nam đặc trưng. Bà dạy con gái nấu món thịt kho tàu, canh khổ qua nhồi thịt, rồi lẩu mắm, cơm tấm, bún thịt nướng, bánh xèo… Bà làm những món ấy đãi gia đình, bạn bè, và để bày cho các con cung cách, kỹ năng nấu bếp chế biến các món ăn đa dạng vùng miền…

Bữa cơm gia đình bị xao lãng, một phần cũng do phụ nữ ngày nay quá tải vì công việc bên ngoài, về đến nhà là họ muốn được nghỉ ngơi. Cho nên để duy trì bữa cơm gia đình thì mỗi thành viên trong nhà, nhất là cánh đàn ông hãy đừng phó mặc trách nhiệm bếp núc chỉ là của… phụ nữ, mà hãy cùng xắn tay vào bếp để đỡ đần các bà nội trợ. Người nhặt rau, kẻ nướng thịt, pha nước mắm, người bưng dọn ra… sẽ tạo được không khí ấm áp. Bữa ăn là sự kết nối của tình yêu thương, gắn bó, là môi trường tốt nhất để giáo dục con trẻ…

THẠCH BÍCH NGỌC
Ảnh: CTV

BÀI VIẾT NỔI BẬT