column_right getExtensions 1732180797-1732180797

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732180797-1732180797

ĂN THỊT THẾ NÀO ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE?

ĂN THỊT THẾ NÀO ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE?

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:13-10-2024

Dinh dưỡng và sức khỏe
Ăn thịt thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Thịt là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt cừu… là những loại thịt phổ biến và được dùng nhiều nhất. Vậy ăn nhiều thịt có tốt không và mỗi ngày ăn bao nhiêu là đủ?

Ăn thịt nhiều có tốt không?

Thịt là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Protein trong thịt chứa các axit amin cần thiết để phát triển và hồi phục nhiều nhóm mô cơ bị tổn thương. Bổ sung đủ protein sẽ giúp các nhóm cơ phát triển bình thường và đảm bảo cho hoạt động thường ngày.

Thịt là thực phẩm cần thiết cho mỗi bữa ăn

Thịt còn là loại thực phẩm giúp bổ sung sắt, kẽm, vitamin B cho cơ thể. Việc cung cấp đủ sắt rất cần thiết để các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các cơ của bộ phận khác. Thiếu sắt cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi, thiếu máu, chóng mặt hoặc ảnh hưởng đến khả năng tập trung của não bộ. Bên cạnh đó, lượng kẽm và vitamin B có trong thịt giúp cải thiện hệ miễn dịch tiêu hóa và hoạt động của não bộ.

Với những tác dụng trên, thịt là thực phẩm cần thiết cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, bất kỳ thực phẩm nào khi sử dụng với số lượng vừa phải sẽ mang đến hiệu quả tốt. Ngược lại, lạm dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tác dụng ngược. Với câu hỏi ăn thịt nhiều có tốt không? Đáp án cũng tương tự như thế.

Tại sao ăn nhiều thịt quá không tốt?

Tác hại của ăn nhiều thịt có thể kể đến như sau:

Ảnh hưởng đến tuổi thọ: Nghiên cứu từ Trường Y tế công cộng Harvard đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đã qua chế biến và nguy cơ rút ngắn tuổi thọ.

Rối loạn hormone: Tiêu thụ nhiều thịt có thể làm tăng hormone trong cơ thể, gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tâm sinh lý, đặc biệt là đối với các chị em phụ nữ với một số biểu hiện như: da bị khô, tóc bị rụng và xơ, gãy, nóng trong người, thay đổi trọng lượng cơ thể đột ngột, nổi mụn, rối loạn kinh nguyệt…

Ảnh hưởng đến tim: Ăn quá nhiều thịt sẽ gây tích tụ carnitine gây xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến sức khỏe tim của người cao tuổi.

Ăn quá nhiều thịt không tốt cho sức khỏe

Dấu hiệu ăn nhiều thịt

Dầu hiệu ăn nhiều thịt thể hiện rất rõ. Đó là thịt “ngự trị” suốt 3 bữa ăn mỗi ngày, đặc biệt là thịt lợn. Theo báo cáo số liệu thì các gia đình ở nước ta đang sử dụng lượng thịt cao hơn lượng rau củ so với các nước trên thế giới. Và hệ quả là số lượng người mắc bệnh béo phì và các bệnh mỡ trong máu liên tục tăng cao.

Trước tình trạng này, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên cân bằng giữa thịt và rau củ để đảm bảo sức khỏe.

Vậy ăn bao nhiêu thịt một ngày là đủ?

Thịt là thực phẩm giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, bạn cần chú ý dùng đúng liều lượng để không gây hại đến sức khỏe của bản thân và gia đình.

Theo trang BBC Good Food (Anh), lượng thịt khuyên dùng tối đa cho người trưởng thành là 70gram mỗi ngày hoặc 500gram mỗi tuần đối với thịt đã nấu chín.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, với thịt đỏ, bạn nên ăn tối đa 3 lần/tuần/người sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề không tốt cho sức khỏe. Bạn nên giảm lượng thịt, tăng cường rau củ, hạt trong bữa ăn. Trong đó, đậu là nguồn protein thực vật lành mạnh có tác dụng chống oxy hóa, ung thư và điều hòa Cholesterol tốt.

Nên tăng cường rau củ, hạt trong bữa ăn

Lưu ý khi dùng các loại thịt đỏ để đảm bảo sức khỏe.

Ngoài việc dùng đúng định lượng cần thiết, bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi lựa chọn loại thực phẩm này:

• Hạn chế dùng các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt nguội, thịt hộp…

• Chọn mua thịt từ các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua thịt có màu nhợt nhạt, ốm bệnh…

• Nên ăn các loại thịt không có quá nhiều mỡ.

• Khi chế biến loại thực phẩm này, bạn nên không nên chiên với dầu đã sử dụng qua nhiều lần hoặc nướng cháy cạnh.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ chú ý hơn khi sử dụng các loại thịt trong bữa ăn để chăm sóc sức khỏe cho gia đình mình một cách tốt nhất.

Hà Thu

BÀI VIẾT NỔI BẬT