column_right getExtensions 1732201502-1732201502

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732201502-1732201502

VALENTINA TERESHKOVA - NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẦU TIÊN BAY LÊN VŨ TRỤ

VALENTINA TERESHKOVA - NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẦU TIÊN BAY LÊN VŨ TRỤ

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:20-06-2023

VALENTINA TERESHKOVA - NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẦU TIÊN BAY LÊN VŨ TRỤ

Cách đây 55 năm, ngày 16-6-1963, Valentina Tereshkova, Thiếu tướng không quân - Anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô, trở thành nữ phi công vũ trụ đầu tiên trên thế giới, sau khi kết thúc hành trình 71 giờ bay trên quỹ đạo, với 48 vòng bay quanh trái đất. Chuyến bay được thực hiện bởi một người phụ nữ có số giờ bay trên vũ trụ nhiều hơn so với tổng số giờ bay của các phi công vũ trụ Mỹ cộng lại tính đến lúc bấy giờ. Kể từ đó đến nay, trên thế giới đã có 59 phụ nữ bay vào vũ trụ, song chuyến bay đầu tiên của Valentina Tereshkova mãi mãi được sử sách lưu danh về những điều phi thường mà phái đẹp có thể làm được.

Nữ phi hành gia Valentina Tereshkova

Valentina Tereshkova, tên đầy đủ là Valentina Vladimirovna “Valya” Tereshkova, sinh ngày 6-3-1937, trong một gia đình công nhân ở Bolshoye Maslennikovo, tại một ngôi làng nhỏ nằm ven bờ sông Volga, thuộc tỉnh Yaroslavl, cách Moskova 250 km về phía đông bắc. 18 tuổi, Tereshkova trở thành công nhân của nhà máy dệt. Là phụ nữ, song Tereshkova có cá tính khá mạnh mẽ và thích các môn thể thao mạo hiểm. Năm 22 tuổi, Tereshkova thực hiện cuộc nhảy dù đầu tiên dưới sự bảo trợ của một câu lạc bộ hàng không địa phương. Lòng đam mê môn nhảy dù đã đưa Tereshkova đến với chương trình vũ trụ Liên Xô thời bấy giờ nhằm tìm kiếm và đưa người phụ nữ đầu tiên lên vũ trụ.

Cha của Tereshkova là công nhân lái máy cày, mẹ là công nhân nhà máy sản xuất sợi bông. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, cha Tereshkova gia nhập Hồng quân chống phát xít và anh dũng hy sinh trong chiến đấu. Người mẹ ở vậy nuôi ba người con nhỏ. Do điều kiện gia đình khó khăn, lên 8 tuổi, Tereshkova mới bắt đầu đi học và bỏ học giữa chừng khi 16 tuổi để đi làm phụ giúp gia đình. Tereshkova làm công nhân tại nhà máy sản xuất cao su, sau đó, chuyển sang làm tại nhà máy sản xuất sợi bông của mẹ. Là một người có ý chí, Tereshkova vừa đi làm vừa tranh thủ lớp học từ xa, tích cực tham gia phong trào Đoàn thanh niên cộng sản Komsomol và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô.

Sau khi Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay lên vũ trụ năm 1961, Liên Xô đã tổ chức chương trình tuyển chọn nữ phi công vũ trụ. Tereshkova đã xung phong ghi tên dự tuyển. Điều kiện tuyển chọn nữ phi công vũ trụ là ứng viên phải là phi công hoặc những người từng nhảy dù dưới 30 tuổi, thấp hơn 1,7m, cân nặng không quá 70kg. Mặc dù không có kinh nghiệm của một phi công, song Tereshkova vẫn là 1 trong 5 người trúng tuyển, trong tổng số hơn 400 người tham gia dự tuyển, do đã có kinh nghiệm của 126 lần nhảy dù ở câu lạc bộ.

Sau đó, Tereshkova và 4 đồng nghiệp khác bước vào giai đoạn huấn luyện tổng hợp 18 tháng. Chương trình huấn luyện phi công vũ trụ đòi hỏi nghị lực rất lớn của từng cá nhân. Nhiều bài tập đối với nam giới đã là quá sức, trong khi Tereshkova và các đồng nghiệp lại là phụ nữ, nên họ đã trải qua chương trình luyện tập cực kỳ gian khổ. Đó là các bài luyện tập bay không trọng lượng, các cuộc kiểm tra cách ly, kiểm tra ly tâm, lý thuyết tên lửa, kỹ thuật điều khiển tàu vũ trụ, luyện tập nhảy dù 120 lần và huấn luyện lái máy bay phản lực MiG-15UTI...

Tereshkova đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra sức khỏe để đủ điều kiện gia nhập khóa đào tạo phi hành gia của Liên Xô

Sau khi kết thúc chương trình huấn luyện, đích thân Nikita Khrushchyov, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô ra quyết định chọn Tereshkova thực hiện chuyến bay lên vũ trụ lịch sử này. Hai ngày trước khi Tereshkova bay lên vũ trụ trên con tàu Vostok-6, Valery Fyodorovich Bykovsky đã bay lên vũ trụ trên con tàu Vostok 5 và hạ cánh chỉ ba giờ sau Vostok-6. Hai tàu Vostok-5 và Vostok-6 có lúc chỉ bay cách nhau 5 km trên quỹ đạo và đã liên lạc với nhau qua tín hiệu vô tuyến. Trong quá trình bay trên quỹ đạo trái đất, hàng triệu người Liên Xô và trên toàn thế giới được chứng kiến nụ cười rất tươi trên khuôn mặt của nữ phi công vũ trụ cùng với quyển sổ ghi chép để trước mặt, song ít ai biết rằng, đó cũng chính là giây phút suýt xảy ra một thảm kịch đối với người nữ anh hùng.

Mãi sau này đến thời hạn giải mật thông tin, người ta mới biết rằng, khi chuẩn bị quay trở về trái đất, phần mềm dẫn đường tự động của tàu vũ trụ bị trục trặc, thay cho việc bay theo hướng trở về, con tàu lại bay theo hướng ngược lại và càng ra xa trái đất. Phát hiện được điều đó, Tereshkova đã báo về Trung tâm chỉ huy mặt đất và các nhà khoa học Xô viết đã nhanh chóng khắc phục được sự cố. Vostok-6 đã hạ cánh an toàn, tuy nhiên, Tereshkova bị một vết thương nhẹ trên mặt. Khi hạ cánh xuống khu vực Altay, gần biên giới Kazakhstan - Mông Cổ - Trung Quốc, Tereshkova được dân làng giúp đỡ, đưa vào nhà một người dân và được mời cơm tối. Chính vì việc này mà sau này Tereshkova bị khiển trách vì đã vi phạm quy định và không tuân thủ quy trình chăm sóc y tế.

Anh hùng Liên Xô Valentina Tereshkova

Với những cống hiến xuất sắc, Tereshkova đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, Huân chương Lênin, Huân chương Cách mạng Tháng Mười, Huy chương Liên hợp quốc về Hòa bình, Giải thưởng Phong trào Phụ nữ Quốc tế Simba và nhiều huân, huy chương khác. Tên của nữ phi công vũ trụ anh hùng cũng được chọn để đặt tên cho một núi lửa ở phần khuất của mặt trăng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tặng hoa cho người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian

Sau đó, Tereshkova theo học Học viện Hàng không Zhukovsky và tốt nghiệp năm 1969; năm 1977, nhận bằng Tiến sĩ hàng không vũ trụ. Từ năm 1966-1974, bà là thành viên của Xô viết tối cao; từ 1974-1989, tham gia Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao; từ 1969-1991, là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong một thời gian dài, Tereshkova được coi là hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ Xô viết và là hình ảnh đại diện nổi tiếng của Liên Xô đối với nước ngoài. Bà là thành viên của Tổ chức Hòa bình thế giới (WPO) (1966), đại biểu của Liên Xô tại Hội nghị của Liên hiệp quốc trong năm Phụ nữ Quốc tế tổ chức tại Mexico City năm 1975; Phó chủ tịch Hiệp hội Phụ nữ dân chủ quốc tế và Chủ tịch Tổ chức hữu nghị Liên Xô - Angiêri. Năm 1997 bà nghỉ hưu theo chế độ.

Đại tá, ThS VŨ KHANH
Viện Chiến lược Quốc phòng

BÀI VIẾT NỔI BẬT