column_right getExtensions 1732700159-1732700159

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732700159-1732700159

XỬ LÝ NGHIÊM HÀNH VI TỰ Ý ĐĂNG TẢI HÌNH ẢNH NGƯỜI KHÁC LÊN MẠNG XÃ HỘI

XỬ LÝ NGHIÊM HÀNH VI TỰ Ý ĐĂNG TẢI HÌNH ẢNH NGƯỜI KHÁC LÊN MẠNG XÃ HỘI

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:17-05-2024

XỬ LÝ NGHIÊM HÀNH VI TỰ Ý ĐĂNG TẢI HÌNH ẢNH NGƯỜI KHÁC LÊN MẠNG XÃ HỘI

Đối với hành vi tự ý đăng tải hình ảnh cá nhân, tổ chức lên mạng xã hội khi chưa được sự cho phép, với mục đích công kích, bôi nhọ, luật pháp Việt Nam đã có chế tài xử phạt tới 5 năm tù được quy định tại Điều 155, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh nêu rõ:

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Theo căn cứ trên, khi hình ảnh cá nhân của lãnh đạo công ty bị đưa lên mạng xã hội, dù với bất kì mục đích hay động cơ nào nếu không được sự cho phép thì người bị sử dụng hình ảnh có quyền khởi kiện ra Tòa án.

Mức xử phạt với hành vi này được quy định như sau:

Trường hợp hành vi này gây hậu quả không nghiêm trọng thì người vi phạm bị xử phạt hành chính theo điểm g, khoản 3, điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Trường hợp hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cụ thể: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Phạm tội 02 lần trở lên;

Đối với 02 người trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; Làm nạn nhân tự sát.

Cũng theo Điều 155 Bộ luật Hình sự, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo căn cứ trên nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy vào mức độ gây thiệt hại thì hình phạt đối với người vi phạm nhẹ nhất là phạt cảnh cáo, nặng nhất là phạt tù 5 năm.

Luật sư Ngô Thành Ba
(Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

BÀI VIẾT NỔI BẬT