column_right getExtensions 1732700409-1732700409

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732700409-1732700409

XỬ LÝ NGHIÊM HÀNH VI TÀNG TRỮ, BUÔN BÁN, SỬ DỤNG VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ NGUY HIỂM?

XỬ LÝ NGHIÊM HÀNH VI TÀNG TRỮ, BUÔN BÁN, SỬ DỤNG VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ NGUY HIỂM?

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:09-08-2024

Xử lý nghiêm hành vi tàng trữ, buôn bán, sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí nguy hiểm?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã định nghĩa vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:

Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;

Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này.

Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.

Trong khi đó, hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể đối với vũ khí nguy hiểm. Tuy nhiên, trên cơ sở và tinh thần hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP và Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trong quá trình thực tiễn xét xử các vụ án hình sự thì hung khí nguy hiểm bao gồm vũ khí và phương tiện nguy hiểm khác.

Trong đó, “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được. Nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.

Dẫn chiếu quy định tại Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Như vậy, có thể hiểu vũ khí nguy hiểm là tập hợp các thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hiểm đến con người cũng như kết cấu vật chất. Vũ khí nguy hiểm bao gồm cả vũ khí quân dụng.

Mức độ nguy hiểm của vũ khí quân dụng là lớn nhất trong các loại vũ khí nguy hiểm nên pháp luật đã nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí.

Căn cứ mức độ của hành vi mà người tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt từ 20 - 40 triệu đồng với cá nhân vi phạm và 40 - 80 triệu đồng nếu là tổ chức vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm nghiêm trọng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự với mức phạt cao nhất có thể áp dụng là tù chung thân.

Ngoài ra, đối với hành vi tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép các vũ khí nguy hiểm khác như súng săn, vũ khí thô sơ cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP tùy theo mức độ và hành vi vi phạm.

Trường hợp tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ khác nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự.

Việc sử dụng các vũ khí nguy hiểm gây thương tích cho người khác hoặc hủy hoại tài sản, đủ yếu tố cấu thành các tội phạm khác như tội giết người, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản thì người thực hiện hành vi còn phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh tương ứng.

Minh Đức
(Báo Pháp luật)

BÀI VIẾT NỔI BẬT