column_right getExtensions 1732703842-1732703842

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732703842-1732703843

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG NỮ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI SẼ BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG NỮ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI SẼ BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:19-03-2023

Vi phạm quy định về lao động nữ và bình đẳng giới sẽ bị phạt như thế nào?

Hỏi: "Những trường hợp vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới năm 2023 được quy định như thế nào?" (Vũ Minh Lý - Kiên Giang).

Về vấn đề này, luật sư Phạm Thanh Hữu (THƯ VIỆN PHÁP LUẬT) tư vấn như sau:

Các vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới năm 2023 sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng

Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

  • Không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo một trong các trường hợp sau: tuyển dụng; bố trí; sắp xếp việc làm; đào tạo; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; các chế độ khác.
  • Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ.
2. Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng

Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa.
  • Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
  • Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
  • Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Ngoài việc bị phạt tiền, buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh.

  • Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Ngoài việc bị phạt tiền, buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

  • Không bảo đảm việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019.
  • Không ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài việc bị phạt, buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc.

  • Không cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và không đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
  • Không lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc khi sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên.
3. Lưu ý về mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về lao động nữ và bình đẳng giới

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền nêu trên là áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân; trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi cá nhân vi phạm.

(Nguồn: Báo PNVN)

BÀI VIẾT NỔI BẬT