column_right getExtensions 1732701490-1732701490

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732701490-1732701490

SAU LY HÔN, MỖI THÁNG CHA CẤP DƯỠNG NUÔI CON 2 TRIỆU ĐỒNG, ĐƯỢC KHÔNG?

SAU LY HÔN, MỖI THÁNG CHA CẤP DƯỠNG NUÔI CON 2 TRIỆU ĐỒNG, ĐƯỢC KHÔNG?

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:04-07-2024

SAU LY HÔN, MỖI THÁNG CHA CẤP DƯỠNG NUÔI CON 2 TRIỆU ĐỒNG, ĐƯỢC KHÔNG?

Bạn đọc hỏi: Tôi và chồng kết hôn năm 2017. Chúng tôi có 1 con chung 4 tuổi. Do có nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân nên chúng tôi quyết định ly hôn. Tôi muốn được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con nên có thỏa thuận với chồng để tôi được nuôi con. Do chồng tôi thu nhập thấp nên anh ấy đề nghị mỗi tháng chỉ cấp dưỡng cho con 2 triệu đồng. Tôi thấy 2 triệu đồng là hơi ít nhưng không rõ pháp luật quy định như thế nào về việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Tôi mong tòa soạn giải đáp giúp tôi.

Trả lời:

Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Về mức cấp dưỡng, Điều 116 luật này quy định:

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Do đó, bạn và chồng có quyền thỏa thuận về mức cấp dưỡng nuôi con. Nếu bạn nhận thấy mức cấp dưỡng 2 triệu đồng/tháng là thấp thì bạn nên thỏa thuận lại với chồng để đưa ra mức cấp dưỡng phù hợp. Trường hợp nếu hai bên không thể thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Luật sư LÊ DŨNG
(Đoàn Luật sư TP. HCM)

BÀI VIẾT NỔI BẬT