column_right getExtensions 1732700972-1732700972

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732700972-1732700972

NGƯỜI CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG KHUYẾT TẬT NẶNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ KHÔNG?

NGƯỜI CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG KHUYẾT TẬT NẶNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ KHÔNG?

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:21-04-2024

NGƯỜI CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG KHUYẾT TẬT NẶNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ KHÔNG?

Bạn Nguyễn Hồng (Thái Nguyên) hỏi: Em gái tôi bị khuyết tật nặng từ khi sinh ra, mọi sinh hoạt cá nhân hàng ngày đều phải do người nhà chăm sóc. Năm ngoái mẹ tôi mất nên hiện nay em gái tôi được chị gái tôi chăm sóc. Do phải chăm sóc cho em gái nên chị gái tôi không còn thời gian để đi làm thêm. Tôi có tìm hiểu thì được biết có chế độ hỗ trợ tiền cho người chăm sóc người khuyết tật. Xin hỏi, trường hợp gia đình tôi có được hưởng chế độ hỗ trợ nào không?

Luật sư Lê Hiếu - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng tư vấn: Căn cứ Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về mức độ khuyết tật như sau:

Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, đối với người khuyết tật nặng là người đã mất đi một phần chức năng hoặc suy giảm chức năng mà không tự kiểm soát hay thực hiện được một số hoạt động sinh hoạt cá nhân cơ bản hằng ngày mà phải có người trợ giúp.

Căn cứ theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật là đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Do đó, căn cứ theo các quy định nêu trên thì em gái bạn là người khuyết tật nặng nên sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội như sau: Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:

Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi.

Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên.

Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất. Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).

Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau: Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng. Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.

Căn cứ vào quy định nêu trên, người chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật nặng không được hưởng chế độ mà chỉ có người chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bị khuyết tật đặc biệt nặng mới được hưởng các chế độ kinh phí hỗ trợ cho người nuôi dưỡng, chăm sóc cho đối tượng bảo trợ xã hội.

Thương Thương
(Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam)

BÀI VIẾT NỔI BẬT