column_right getExtensions 1732704219-1732704219

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732704219-1732704220

BỘ QUỐC PHÒNG TRẢ LỜI VỀ QUY ĐỊNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TRƯỚC KHI HỌC ĐẠI HỌC

BỘ QUỐC PHÒNG TRẢ LỜI VỀ QUY ĐỊNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TRƯỚC KHI HỌC ĐẠI HỌC

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:18-03-2023

Bộ Quốc phòng trả lời về quy định
thực hiện nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị tất cả nam thanh niên đến tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học hoặc học nghề.

Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Bình do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 1418/BDN ngày 7-11-2022, với nội dung: “Cử tri đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, quy định theo hướng tất cả nam thanh niên đến tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; sau đó mới được đi học đại học hoặc học nghề để bảo đảm tính nghiêm minh và công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền cơ sở gọi thanh niên nhập ngũ”.

Về vấn đề này, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau:

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19-6-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016; cùng với các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn Luật được ban hành, điều chỉnh một số nội dung cơ bản như: Quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, đối tượng tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ trong thời bình; công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; tiêu chuẩn tuyển chọn về độ tuổi gọi nhập ngũ, sức khỏe, văn hóa, chính trị, đạo đức; chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và thân nhân; chế tài xử phạt... đã tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự.

Sau hơn 7 năm thực hiện đã góp phần quan trọng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương, đơn vị. Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, hằng năm công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ để bổ sung quân số cho các đơn vị thường trực và thay quân theo luật định, tạo nguồn lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng cao; góp phần quan trọng nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.

Ảnh minh họa: Internet

Thực tiễn, quá trình triển khai thực hiện đã có những khó khăn, vướng mắc, bất cập nhất định; trong đó có một số vấn đề mà cử tri tỉnh Thái Bình đã phản ánh; đó là thực hiện công bằng xã hội đối với mọi nam thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ; theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế đất nước còn hạn hẹp và nhiều yếu tố khác chi phối; nên chưa thể gọi hết nam thanh niên nhập ngũ; hằng năm chỉ gọi nhập ngũ từ 3,0 đến 3,2% trong tổng số thanh niên ở độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Bộ Quốc phòng tiếp thu, nghiên cứu, xem xét báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 theo chương trình soạn thảo luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự; nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, và các bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực nghĩa vụ quân sự bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện góp phần thực hiện công bằng trong công tác tuyển quân.

Theo Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng

BÀI VIẾT NỔI BẬT