column_right getExtensions 1730277741-1730277741

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1730277741-1730277741

DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI (SỬA ĐỔI): BỔ SUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN

DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI (SỬA ĐỔI): BỔ SUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:10-07-2024

DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI (SỬA ĐỔI): BỔ SUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN

Được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến rộng rãi, đặc biệt là lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; bổ sung hỗ trợ các đối tượng là nạn nhân, người đang xác định là nạn nhân bị mua bán.

 

Đảm bảo nam, nữ bình đẳng trong việc xác định là nạn nhân

Theo cơ quan soạn thảo, từ năm 2011 đến nay, Luật Phòng, chống mua bán người có một số quy định không bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật. Mặt khác, thực tiễn thi hành các quy định của Luật hiện hành đã bộc lộ một số khó khăn, bất cập.

Các căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để họ được hưởng các chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến khó khăn về chi trả kinh phí khi thực hiện tiếp nhận nạn nhân bị mua bán.

Chế độ hỗ trợ nạn nhân chưa phù hợp với thực tiễn, chỉ quy định nạn nhân được hỗ trợ về tâm lý trong thời gian cư trú tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, trong khi nhiều nạn nhân thường trở về với những sang chấn về mặt tâm lý, hoảng loạn, lo lắng bị trả thù sau khi cung cấp lời khai cho cơ quan chức năng hoặc khi trở về địa phương thì bị kỳ thị, xa lánh, rất cần được hỗ trợ tâm lý... 

Những người đang trong quá trình xác định là nạn nhân cần phải được hưởng một số chế độ hỗ trợ thiết yếu như ăn, mặc, ở, y tế, chi phí đi lại, hỗ trợ tâm lý... Thực tiễn các cơ quan chức năng đã tổ chức hỗ trợ các đối tượng này nhưng chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện...

Về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: Qua rà soát, các quy định trong Luật đã đáp ứng các nguyên tắc bình đẳng giới, theo đó đảm bảo nam, nữ bình đẳng trong việc xác định nạn nhân; thụ hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân; chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. 

Do các cơ chế, chính sách quy định trong dự án Luật không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và việc thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới, nên được áp dụng chung, không mang tính phân biệt đối xử về giới.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em là nạn nhân trong các vụ mua bán người, trong một số nội dung của dự thảo Luật có nhấn mạnh hơn về quyền lợi cho các chủ thể này. 

Tại khoản 5 Điều 8 dự thảo Luật quy định: "Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và những người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc mua bán người".

Tại Điều 39 dự thảo Luật quy định: "Trong trường hợp cần thiết, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân được bố trí chỗ ở tạm thời, được hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác trên cơ sở điều kiện thực tế và đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, đặc điểm cá nhân của người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân.

Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú được hỗ trợ các khoản chi phí đi lại và tiền ăn để trở về nơi cư trú".

Tại điểm b khoản 1 Điều 47 dự thảo Luật quy định: "Thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ chi phí phiên dịch phù hợp với đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, đặc điểm cá nhân, nguyện vọng của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở".

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, khi quy định các chính sách trong dự án Luật, Bộ đã quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, không phân biệt đối xử, đảm bảo quyền lợi bình đẳng cho nam và nữ như nhau theo quy định của pháp luật.

 

Bổ sung quy định hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân

Theo Bộ Công an, Dự thảo Luật gồm 8 chương, 67 điều (tăng 09 điều so với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011); trong đó, xây dựng mới 10 điều, sửa đổi, bổ sung nội dung 52 điều, bỏ 01 điều.

Về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân (Chương V), chương này quy định về đối tượng và chế độ hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; cơ quan, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ; cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, Chương này sửa đổi, bổ sung 9 điều; trong đó, sửa đổi, bổ sung chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hưởng: Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; Hỗ trợ y tế; Hỗ trợ tâm lý; Trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ chi phí phiên dịch trong quá trình xác định nạn nhân.

Đồng thời, nâng cao hơn chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân so với quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 theo hướng: "Tất cả nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú được hỗ trợ các khoản chi phí đi lại và tiền ăn để trở về nơi cư trú (Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định chỉ nạn nhân không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì mới được hỗ trợ);

Cần được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe thì được xem xét hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh; Được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian lưu trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân; trường hợp nạn nhân không lưu trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân thì được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian 90 ngày;

Được trợ giúp pháp lý. Đồng thời, khi trở về nơi cư trú được xem xét hỗ trợ học nghề, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống; Khi trở về nơi cư trú được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu.

Nếu có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh được xem xét cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo các chính sách tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật; Được hỗ trợ chi phí phiên dịch trong thời gian lưu trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

 Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về cơ quan, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ; cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm cụ thể hóa chính sách về quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và hoàn thiện quy định về quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân bảo đảm khắc phục những bất cập hiện nay, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay cũng như thời gian tới, phù hợp với cam kết của Việt Nam liên quan đến bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

BÀI VIẾT NỔI BẬT